Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh hiếm gặp ở nước ta hiện nay, đặc biệt là bệnh thuộc type 2. Đây không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đái tháo đường type 2 do nguyên nhân nào gây ra, điều trị như thế nào và có thể phòng bệnh được hay không?
25/08/2020 | Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? 22/06/2020 | Những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 24/06/2019 | Đừng “rước” bệnh đái tháo đường type 2 vì thói quen chủ quan hàng ngày
1. Bệnh đái tháo đường type 2
Tiểu đường là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính mà cơ thể không thể dùng glucose nguyên nhân do thiếu hụt trong việc sản sinh insulin hay không thể dùng insulin hoặc là cả hai. Thông thường, cơ thể chúng ta lấy nguồn năng lượng từ glucose, lipit và protein.
Glucose là thành phần chính sản sinh năng lượng cho tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động. Thế nhưng để có thể sử dụng glucose thì bắt buộc phải có insulin. Đây là 1 loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy có vai trò hỗ trợ đường glucose di chuyển từ máu đến tế bào sau đó chuyển hóa và tạo nên năng lượng cho cơ thể.
đái tháo đường type 2 là bệnh có sự đề kháng insulin gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
đái tháo đường type 2 là dạng bệnh có sự đề kháng với insulin, tức là cơ thể không sử dụng được insulin dù cho insulin tiết ra bình thường. Phản ứng bình thường trong cơ thể là gia tăng sản xuất insulin trong thời kỳ đầu. Sau đó tế bào beta đảo tụy bị suy giảm chức năng khiến insulin không được sản xuất đủ và cần phải bổ sung thêm insulin ngoại sinh cho cơ thể.
Một khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin thì lượng glucose trong máu sẽ tăng vì không vận chuyển vào trong tế bào được, khiến tế bào bị đói. Nếu glucose trong máu tăng cao sẽ làm xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng.
2. Đái tháo đường type 2 gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Khi lượng glucose mạn tính tăng cao trong thời gian dài sẽ làm rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid khiến nhiều cơ quan bị tổn thương, nhất là tim và mạch máu, thận, mắt,… Những biến chứng mà đái tháo đường type 2 gây ra gồm có:
2.1. Biến chứng tim mạch
Đây là biến chứng nặng nề nhất khiến bệnh nhân đái tháo đường tử vong. Nguyên nhân bởi việc lượng đường huyết tăng dẫn đến tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng các mảng xơ vữa trong động mạch vành (nguy cơ gây nhồi máu cơ tim) và bị đột quỵ. Tăng huyết áp, cholesterol và glucose trong máu cùng một vài yếu tố khác làm gia tăng khả năng bị biến chứng tim mạch.
Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng sang tim mạch có nguy cơ cao tử vong
2.2. Biến chứng thận
Bệnh đái tháo đường gây nên những tổn thương cho mạch máu nhỏ ở thận khiến thận bị suy giảm chức năng. Đa số những bệnh nhân thận đều mắc bệnh tiểu đường. Việc duy trì lượng glucose trong máu và huyết áp ổn định giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận.
2.3. Bệnh thần kinh ngoại vi
Đái tháo đường type 2 có khả năng gây ra những tổn thương thần kinh trong toàn bộ cơ thể khi lượng glucose trong máu và huyết áp tăng quá mức. Việc này gây ra những bất thường trong hệ tiêu hóa, chứng rối loạn cương dương và một vài chức năng khác.
Trong những vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là bàn chân bởi chúng có cấu tạo giải phẫu khác biệt so với các cơ quan khác. Biến chứng thần kinh ngoại vi ở vùng này có thể gây ra đau nhức, ngứa và không có cảm giác. Mất cảm giác là triệu chứng vô cùng nghiêm trọng do chúng làm cho bạn không có cảm nhận với chấn thương gây ra nhiễm trùng nặng, thậm chí gây biến chứng phải cắt bỏ chi.
Theo ghi nhận cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cắt bỏ chi cao hơn người khỏe mạnh là 25 lần.
2.4. Bệnh võng mạc mắt
Đa phần những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về mắt, nhất là thị lực giảm và thậm chí là mù lòa. Lượng glucose trong máu, huyết áp và cholesterol tăng cao liên tục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý về võng mạc mắt.
Khi hàm lượng glucose trong máu, huyết áp và cholesterol tăng cao làm xuất hiện các bệnh lý võng mạc mắt
2.5. Biến chứng ở phụ nữ mang thai
Lượng glucose trong máu cao khi mang thai khiến cho thai nhi tăng cân nặng quá mức. Việc này sẽ gây nhiều tai biến nguy hiểm khi sinh nở cho cả mẹ và bé. Cụ thể bé có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột và nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai cao hơn so với những đứa bé khác.
3. Đối tượng nào có nguy cơ bị đái tháo đường type 2?
Những người dưới đây có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn so với những người khác:
-
Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường.
-
Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ.
-
Độ tuổi cao.
-
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học.
-
Không bổ sung đủ hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
-
Lười vận động, ít tham gia luyện tập thể dục thể thao.
-
Người bị thừa cân, béo phì.
Những người có cân nặng quá mức hoặc ăn nhiều đồ ngọt có khả năng bị đái tháo đường
4. Có thể phòng tránh bệnh đái tháo đường type 2 được không?
Bệnh đái tháo đường type 2 không thể dự phòng được thế nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học. Cần chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết và luyện tập có chế độ thích hợp.
Dưới đây là một số khuyến cáo đưa ra bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới giúp hạn chế khả năng mắc bệnh:
-
Uống nước lọc, trà hoặc cà phê thay cho nước ép trái cây có chứa đường và các loại nước ngọt,…
-
Bổ sung rau cho bữa ăn hàng ngày.
-
Ăn tối đa 3 phần trái cây tươi hàng ngày.
-
Ăn trái cây tươi hay sữa chua không đường vào bữa ăn nhẹ.
-
Không dùng đồ uống có cồn.
-
Sử dụng thịt nạc trắng, gia cầm hoặc hải sản thay cho thịt đỏ, thịt đã qua chế biến.
-
Sử dụng bơ đậu phộng và hạn chế dùng socola hoặc các loại mứt.
Hạn chế sử dụng socola và các loại mứt giúp giảm thiểu khả năng mắc đái tháo đường
-
Sử dụng bánh mì, gạo, loại mì ống còn nguyên cám.
-
Sử dụng chất béo không no như dầu oliu, dầu ngô,… Tránh dùng chất béo bão hòa như bơ, dầu cọ hay chất béo từ động vật,...
Chế độ luyện tập thể lực:
-
Kiểm tra các biến chứng về tim mạch, hệ thần kinh, mắt, những biến dạng ở chân trước khi tiến hành tập luyện. Không nên luyện tập quá sức khi lượng glucose huyết tương cao hơn 250 - 270 mg/dL cũng như ceton niệu dương tính,...
-
Đi bộ tổng cộng khoảng 150 phút/tuần và tập kháng lực 2 - 3 lần.
-
Người cao tuổi, người bị đau nhức xương khớp nên chia đều tập luyện nhiều lần trong ngày. Người trẻ tuổi nên tập luyện khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tập kháng lực ít nhất 3 lần/tuần.
Tuy rằng đái tháo đường không gây ra lây nhiễm cho cộng đồng thế nhưng bệnh này đang có tỷ lệ gia tăng rất cao do người dân không được cung cấp kiến thức. Hy vọng với bài viết này bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thêm kiến thức bổ ích để kiểm soát tình trạng bệnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt.