Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức, thậm chí bị tê cứng, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh.
Bệnh thường xuất hiện ở cột sống thắt lưng, bởi một trong những nguyên nhân chính là các khớp ở đây không có màng hoạt dịch và dịch khớp nên sụn khớp vừa không được nuôi dưỡng tốt vừa phải gánh chịu nhiều áp lực của cơ thể.
Thoái hóa sụn khớp - nguyên nhân ít ngờ đến
Đĩa đệm bao gồm vòng xơ xung quanh chứa thành phần sụn sợi. Vòng xơ bao quanh chất nhân nhầy nằm giữa thân của hai đốt sống. Bề mặt thân sống gọi là đĩa thân sống có lớp sụn chứa thành phần collagen týp 2. Chức năng đĩa đệm là làm cho cột sống đàn hồi tốt khi vận động.
Khi tuổi càng lớn thì đĩa đệm dần dần thoái hóa và mất nước dễ gây tình trạng rách đĩa đệm. Khi đó nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép vào dây thần kinh gây đau, yếu liệt tay chân. Nên gọi đó là bệnh lý đau thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Theo Viện Phẫu thuật chỉnh hình Mỹ, thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng (khoảng 5 đốt sống cuối). Bên cạnh nguyên nhân do các tổ chức như cơ, dây chằng, khớp... bị suy yếu, nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm là do lớp sụn bên trong các đĩa đệm ở khớp cột sống bị thoái hóa. Khi đó, lớp sụn mỏng đi nên dễ bị tụt ra khỏi vị trí của nó, chèn ép vào tủy sống.
Hậu quả nặng nề
Thông tin từ Tổ chức Dịch vụ chăm sóc y tế quốc gia Anh (NHS) cho thấy, thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những người từ 30 - 50 tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần nữ giới. Cứ 20 người có triệu chứng đau vùng lưng dưới thì có một người bị thoát vị đĩa đệm và cần được điều trị tích cực.
Tại VN, con số người từ 60 tuổi bị đau nhức lưng thường xuyên chiếm gần 20% và nhiều người trong số đó mắc chứng thoát vị đĩa đệm.
Hậu quả của bệnh được đánh giá là rất nghiêm trọng. Bệnh gây chèn ép tủy sống và các rễ thần kinh với các biểu hiện như đau, tê, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh. Trong đó, đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất. Cơn đau thường tái phát nhiều lần, khi âm ỉ lúc dữ dội, nhưng thường tăng nặng khi ho, hắt hơi, cúi người. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài hằng tháng và khiến các khớp cột sống bị “mọc” gai.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt nếu tổn thương thần kinh cánh tay, thần kinh tọa, khả năng vận động của người bệnh sẽ giảm sút rõ rệt, như: khó vận động các chi, không thể gấp, duỗi hay nhấc chân tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện tình trạng teo cơ chân, tay...
Dưỡng chất sinh học UC-II giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn từ gốc, qua đó cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn
|
Dưỡng chất sinh học UC-II phòng trị trúng đích thoát vị đĩa đệm
Việc điều trị thoát vị đĩa đệm dù nội khoa hay ngoại khoa (mổ hở, mổ nội soi…) cũng chỉ mới giải quyết được vấn đề triệu chứng là sự chèn ép tủy sống do đĩa đệm thoát vị gây ra. Điều quan trọng là phòng ngừa nguyên nhân từ gốc là làm sao ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp và sụn khớp hiệu quả.
Từ cơ sở nguyên nhân quan trọng gây thoát vị đĩa đệm là do sự lão hóa tự nhiên của sụn, các nhà khoa học từ Viện InterHealth (Mỹ) đã mở ra một cơ hội mới trong ngăn ngừa và điều trị trúng đích căn bệnh này, đó là nhờ vào một loại dưỡng chất sinh học mới mang tên UC-II.
Trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cũng như tại VN, UC-II được chứng minh có khả năng giúp tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả. Cụ thể, UC-II khi vào cơ thể bằng đường uống sẽ đáp ứng điều hòa miễn dịch, giúp cơ thể bảo vệ sụn khớp tốt hơn và phục hồi cấu trúc sụn hư ngay khi có tình trạng viêm, thoái hóa khớp xảy ra. Từ đó, UC-II giúp ngăn ngừa, điều trị từ gốc các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp nói chung, trong đó có tình trạng thoái hóa thoát vị đĩa đệm cột sống.
Nguồn: thanhnien.com.vn