Kỹ thuật ECMO - thở không cần tim, phổi và những điều nên biết | Medlatec

Kỹ thuật ECMO - thở không cần tim phổi và những điều nên biết

ECMO là một hệ thống máy tim phổi nhân tạo hoạt động độc lập bên ngoài để duy trì sự sống cho cơ thể. Sự ra đời của kỹ thuật này thực sự là cứu cánh với bệnh nhân đang mắc bệnh lý nặng gây nguy hiểm trầm trọng đối với hệ tuần hoàn và hô hấp.


06/12/2022 | ECMO là gì và ý nghĩa của phương pháp này với người bệnh
02/12/2022 | Chức năng của phổi và cách bảo vệ phổi hiệu quả
26/12/2021 | Thở máy không xâm nhập là gì? Được áp dụng với những đối tượng nào?

1. ECMO được chỉ định dùng trong những trường hợp nào?

1.1. ECMO là phương pháp gì?

ECMO là kỹ thuật điều trị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể. Phương pháp này dùng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống cho bệnh nhân bị suy tuần hoàn và hô hấp nghiêm trọng. Có thể ví nó như một bộ máy tim phổi nhân tạo được hoạt động để giúp cho phổi và tim có thêm thời gian nghỉ ngơi và sớm hồi phục.

ECMO là một hệ thống máy tim phổi nhân tạo thay thế cho hoạt động của tim phổi

ECMO là một hệ thống máy tim phổi nhân tạo thay thế cho hoạt động của tim phổi

1.2. Những trường hợp nào cần sử dụng ECMO?

Kỹ thuật điều trị bằng ECMO được chỉ định đối với:

- Bệnh nhân đang mắc bệnh lý trầm trọng, có nguy cơ ngừng tuần hoàn hoặc ngừng hô hấp gây nguy hiểm đến sự sống.

- Phổi không đủ khả năng cung cấp oxy cho cơ thể dù đã có sự hỗ trợ thở máy.

- Phổi không thể thải trừ khí carbon dioxide dù đã có sự hỗ trợ của máy thở, tim không đủ khả năng để đưa máu đi khắp cơ thể.

- Người bị bệnh về phổi, tim và đang chờ để được cấy ghép nội tạng.

2. Phân loại kỹ thuật thực hiện và cấu tạo của hệ thống ECMO

2.1. Phân loại kỹ thuật thực hiện ECMO

Hiện nay có hai loại ECMO phổ biến là:

- V - V ECMO: lấy máu từ tĩnh mạch rồi trả về tĩnh mạch để tạo thành một lá phổi giả cho cơ thể.

- V - A ECMO: lấy máu từ tĩnh mạch và trả về động mạch để tạo thành một trái tim nhân tạo bơm máu đi nuôi cơ thể.

Cả hai hình thức hoạt động ECMO này đều dựa trên nguyên tắc là máu được đưa ra khỏi cơ thể từ hệ thống tĩnh mạch sau đó được thêm oxy và được trả về cho cơ thể.

Sự khác nhau giữa hai phương pháp ECMO đang được áp dụng hiện nay

Sự khác nhau giữa hai phương pháp ECMO đang được áp dụng hiện nay

2.2. Cấu tạo của hệ thống ECMO

Dù áp dụng kỹ thuật điều trị ECMO nào trong hai loại trên thì một hệ thống ECMO cũng cần có các thiết bị sau:

- Ống cannula: tiếp cận mạch máu.

- Ống dẫn máu tráng phủ heparin: tránh xảy ra đông máu trong khi điều trị ECMO.

- Màng trao đổi oxy: gồm hàng ngàn sợi rỗng có nhiệm vụ giúp cho tế bào hồng cầu di chuyển dễ dàng trong quá trình tiếp xúc với khí lưu thông.

- Bơm máu: dạng bơm ly tâm hoặc trục lăn. Thường sẽ là bơm ly tâm vì ít gây tan máu hơn.

- Bộ trao đổi nhiệt: giữ ấm cho máu khi đi qua ECMO để tránh bị mất nhiệt trong trường hợp dòng máu bên ngoài cơ thể quá lớn.

3. Những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng ECMO

Toàn bộ quá trình điều trị bằng kỹ thuật ECMO sẽ được bác sĩ theo dõi kỹ càng để tránh hoặc kịp thời xử lý biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định sẽ xuất hiện một số vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh như:

- Bị xuất huyết

Đây là hệ lụy gặp phải vì tác động của việc dùng thuốc chống đông. Nguy hiểm nhất khi xuất huyết ở phổi, não, dạ dày và những vị trí đặt ống thông. Nếu chẳng may bệnh nhân gặp tình trạng này, họ sẽ được dùng thuốc cầm máu, có khi sẽ cần phẫu thuật.

Quá trình điều trị ECMO của bệnh nhân được bác sĩ theo dõi cẩn thận để kịp thời phát hiện biến chứng

Quá trình điều trị ECMO của bệnh nhân được bác sĩ theo dõi cẩn thận để kịp thời phát hiện biến chứng

- Suy thận

Đôi khi bệnh nhân điều trị ECMO không nhận đủ lượng máu cung cấp cho thận nên thận ngừng hoạt động (bị suy thận cấp). Nếu gặp phải biến chứng này, bệnh nhân cần phải được lọc máu. Sau điều trị, thận bị tổn thương có thể được hồi phục nhưng một số trường hợp sẽ phải lọc máu suốt đời.

- Nhiễm trùng

Do ống thông của máy ECMO đi từ môi trường bên ngoài vào trong máu của người bệnh nên có thể gây nhiễm trùng. Bản thân các ống thông này chính là cửa ngõ để mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ thể. 

Bệnh nhân bị nhiễm trùng trong quá trình dùng máy ECMO thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng trở nặng sẽ bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.

- Tổn thương chân

Bệnh nhân dùng ECMO qua tĩnh mạch hoặc động mạch ở đùi nên sẽ khó tránh trường hợp bị giảm lưu lượng máu xuống chân khiến mô trong chân bị chết. Với biến chứng này, bác sĩ sẽ cố gắng tìm cách khôi phục tưới máu cho chân bằng cách đổi vị trí đặt ống thông đến một vị trí khác. Trường hợp tổn thương chân quá nặng bệnh nhân có thể cần phẫu thuật, thậm chí phải cắt bỏ chi.

- Đột quỵ

Một số vùng nhất định ở não của bệnh nhân đang dùng ECMO có thể không có đủ lượng máu cần thiết vì sự xuất hiện của cục huyết khối nhỏ. Đây chính là lý do khiến cho họ bị đột quỵ não và tổn thương vĩnh viễn một vùng não. 

Có những bệnh nhân không có khả năng cử động được một vài bộ phận của cơ thể hoặc mất khả năng nhìn, nói chuyện, ghi nhớ,... Cũng có trường hợp hồi phục được một số chức năng sau cơn đột quỵ nhưng rất hiếm. Tuy nhiên, ít trường hợp bệnh nhân dùng ECMO gặp đột quỵ.

ECMO là hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể có khả năng hỗ trợ một phần hoặc thay thế hoàn toàn hoạt động của tim, phổi. Mặt khác, nó cũng có thể được đặt cùng lúc nhiều cannula ở các vị trí khác nhau kết hợp với ngừng tuần hoàn tạm thời.

Để thực hiện kỹ thuật điều trị hiện đại và tương đối phức tạp này đòi hỏi các kỹ thuật viên và bác sĩ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao, có bề dày kinh nghiệm. Vì thế, người bệnh cần lựa chọn những địa chỉ y tế thực sự uy tín để đảm bảo tốt nhất tính hiệu quả của quá trình điều trị cũng như xử trí với các biến chứng có thể gặp phải khi dùng ECMO.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp