Thiếu máu cơ tim - một bệnh lý nguy hiểm và tương đối phổ biến. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng nắm bắt rõ những thông tin về căn bệnh này. Có những nhận thức và phát hiện sớm nhất về bệnh lý là điều cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe - giảm thiểu những hậu quả cho người bệnh.
29/04/2021 | Phương pháp điện tâm đồ thiếu máu cơ tim áp dụng trong trường hợp nào? 29/04/2021 | Phương pháp ECG thiếu máu cơ tim có hiệu quả trong chẩn đoán bệnh? 18/04/2021 | Giải đáp: Thiếu máu cơ tim có phải là nguyên nhân dẫn tới nhồi máu cơ tim?
1. Tổng quan về bệnh
Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ là một dạng bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đi tới tim bị giảm, từ đó khiến tim không nhận được đủ lượng oxi để thực hiện co bóp. Bệnh lý xảy ra khiến cơ tim không được cung cấp đủ máu, khả năng bơm máu của tim bị suy giảm, lâu dài có thể gây ra các biến chứng hoặc tổn thương cho tim.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này có thể kể đến như sau:
Bị xơ vữa động mạch
Thông thường, các mảnh xơ vữa sẽ được hình thành bởi lượng cholesterol trong máu cao. Sau đó tích tụ lại trên thành động mạch và gây ra tình trạng cản trở mạch máu và quá trình lưu thông của máu tới tim cũng như toàn bộ các cơ quan khác nhau trên cơ thể.
Xơ vữa động mạch
Các cục máu đông
Sự di chuyển của các cục máu đông gây ra hẹp lòng các mạch máu, thậm chí là tắc mạch máu khiến lượng máu di chuyển tới tim suy giảm nhanh và nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khởi phát cho các tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đột ngột ở người bệnh.
Cục máu đông là nguyên nhân khởi phát gây nên bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
Sự co thắt của động mạch vành
Khi các cơ của động mạch vành co thắt tạm thời, lưu lượng của máu sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với lượng oxy tới tim sẽ thấp hơn bình thường. Dù đây không phải là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất nhưng nguy cơ người bệnh gặp phải hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài các nguyên nhân nói trên, người thuộc các đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ gặp tình trạng thiếu máu cơ tim cao hơn như:
-
Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
-
Người có tiền sử mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường,...
-
Người bị béo phì, người thừa cân.
-
Người quá lười vận động, thiếu các hoạt động thể chất - thể dục thể thao.
-
Người vận động quá sức quá nhiều, người thường xuyên phải làm các việc nặng nhọc.
-
Người hay thức đêm, có chế độ nghỉ ngơi không được hợp lý và khoa học.
-
Người bệnh bị stress - căng thẳng kéo dài,...
Người béo phì, lười vận động có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn
3. Triệu chứng nhận biết
-
Các cơn đau ngực, phổ biến nhất là các cơn đau ở bên trái. Cơn đau có tính chất đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài không đỡ.
-
Đau mỏi ở vùng cổ, hàm, vai hay cánh tay.
-
Có cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn bình thường dù không vận động quá sức.
-
Khó thở hơn khi chạy nhanh hay vận động mạnh.
-
Đổ nhiều mồ hôi lạnh.
-
Thường xuyên bị choáng nhẹ, chóng mặt, buồn nôn hơn.
-
Khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc.
-
Cơ thể mệt mỏi kéo dài.
-
,...
Đau ngực, khó thở, cảm giác tim đập nhanh,... là các triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh
Ngoài ra, với một vài trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể không gặp phải các cơn đau ngực điển hình. Tình trạng này còn được gọi là “thiếu máu cơ tim thầm lặng”.
4. Thiếu máu cục bộ tại cơ tim có nguy hiểm hay không?
Thiếu máu cơ tim khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng tiêu cực cho sức khỏe, thậm chí là gây nguy cơ tỷ vong cao cho người bệnh. Các biến chứng của bệnh lý phổ biến nhất có thể kể đến như:
-
Nhồi máu cơ tim.
-
Suy tim.
-
Rối loạn nhịp tim.
Thiếu máu cục bộ tại cơ tim rất nguy hiểm
Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý của bệnh, tốt hơn hết là bạn nên thực hiện các thăm khám sức khỏe để được chẩn đoán một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
5. Các phương pháp chẩn đoán thiếu máu cơ tim
Để xác định người bệnh có mắc phải bệnh lý thiếu máu cục bộ tại cơ tim hay không, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện với các phương pháp chẩn đoán như sau:
-
Xét nghiệm sinh hóa máu: kiểm tra men gan, đường huyết, kiểm tra mỡ máu, creatinin máu,men tim,...
-
Điện tâm đồ.
-
Điện tâm đồ gắng sức.
-
Siêu âm Doppler tim.
-
Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt (MSCT).
-
Chụp động mạch vành.
6. Các giải pháp hữu ích cho người mắc bệnh thiếu máu cơ tim
Để cải thiện tình trạng bệnh lý, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề như sau:
-
Sử dụng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
-
Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích hay rượu bia.
-
Người bệnh có tình trạng thừa cân, béo phì cần giảm cân để giảm nguy cơ dẫn đến suy tim hay các biến chứng bệnh lý khác.
-
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý - khoa học như giảm muối, giảm hàm lượng cholesterol, ưu tiên sử dụng các chất béo không no,rau xanh, hoa quả,...
-
Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài để giảm các nhu cầu sử dụng oxy của tim. Đồng thời giáp mạch máu được thư giãn tốt hơn.
-
Tập luyện thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe. Người tập có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn được bài tập phù hợp nhất.
-
Thường xuyên kiểm tra các chỉ số của sức khỏe như nhịp tim, đường huyết, huyết áp, cholesterol trong máu,... nhằm nhanh chóng các dấu hiệu bất thường của cơ thể có thể xảy ra.
Người bệnh nên tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản
Trên đây là tổng hợp các thông tin về thiếu máu cơ tim mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân cũng như những người thân yêu.
Thiếu máu cơ tim là bệnh lý không nên chủ quan, bởi các nguy hiểm mà nó có thể gây ra với sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường, cần nhanh chóng thực hiện các thăm khám - chẩn đoán bệnh lý. Khi cần được tư vấn, hỗ trợ hay đặt lịch khám tại khoa Tim Mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.