Trẻ em từ 6 - 11 tuổi là độ tuổi cần được cung cấp nhiều dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh. Các bé có thể ăn đến 4 - 5 lần/ngày gồm cả bữa chính và bữa phụ. Tháp dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi này cũng có nhiều điểm đặc biệt hơn các giai đoạn khác.
07/11/2020 | Giải thích chi tiết, đầy đủ về tháp dinh dưỡng giảm cân 07/11/2020 | Lên chế độ ăn uống khoa học với tháp dinh dưỡng 1 ngày 07/11/2020 | Tháp dinh dưỡng cho bà bầu - cẩm nang cho người sắp làm mẹ
1. Tháp dinh dưỡng cho bé từ 6 - 11 tuổi
Trẻ em trong độ tuổi này cần có một chế độ ăn cần bằng và cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Dinh dưỡng dành cần đặc biệt chú ý để bé phát triển khỏe mạnh
Tháp dinh dưỡng gồm 6 tầng với các nhóm thực phẩm được khuyến khích cho trẻ ăn từ ít đến nhiều. Tầng trên cùng là nhóm thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn, các tầng dưới được ưu tiên nhiều hơn. Tuy nhiên, để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, chúng ta cũng cần đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các loại thức ăn, cho trẻ ăn theo đúng số lượng và đơn vị ăn tương ứng đối với từng nhóm thực phẩm trên tháp.
Việc trẻ ăn các loại đồ ăn nhẹ, đồ ăn vặt giữa các bữa chính cũng rất quan trọng, chúng cung cấp một lượng calo khá lớn có thể chiếm đến 1/3 lượng calo được nạp vào mỗi ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên khuyến khích các con ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe ví dụ như trái cây, bánh mì hay bánh quy,... thay vì sử dụng snack hay bánh ngọt và nước có ga.
Kích cỡ đơn vị ăn
Nhu cầu ăn của trẻ em và người lớn rất khác nhau, khi sử dụng tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi, bạn cũng cần chú ý đến kích cỡ đơn vị ăn của các loại thực phẩm trên tháp để điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ.
2. Giải thích chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi
2.1. Nhóm muối và đường
Đối với trẻ 6 - 11 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ sử dụng tối đa 15g và 4g muối mỗi ngày.
2.2. Nhóm dầu mỡ, chất béo
Dầu, mỡ, chất béo không phải là một nhóm các loại thực phẩm như rau củ, lương thực nhưng nó lại chứa một lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là các loại chất béo thực vật được ép từ lạc, đậu nành hay hướng dương,...
Một phần mỡ hay 1 đơn vị mỡ tương đương với 5g mỡ. Một phần dầu tương đương với 5ml dầu ăn hay khoảng hai thìa cà phê.
Với trẻ từ 6 - 11 tuổi, nhu cầu về dầu mỡ được phân như sau:
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi cần khoảng 5 phần/ngày.
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi cần khoảng 5,5 phần/ngày.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi cần khoảng 6 phần/ngày.
2.3. Nhóm thực phẩm cung cấp protein
Protein chính là thành phần chính tạo nên các khối mô và cơ. Nguồn cung cấp protein chủ yếu là các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt,... Tuy nhiên trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng và sữa nguyên chất đều có chứa chất béo nên bạn cần chú ý lượng chất béo nạp vào cho trẻ.
Nhóm thực phẩm cung cấp đạm rất quan trọng với sự phát triển của trẻ
Nếu muốn hạn chế chất béo động vật thì bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích, trong các loại cá này đều chứa nhiều đạm và các chất béo có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế một phần chất béo động vật bằng chất béo thực vật như đậu nành, đậu xanh hay hướng dương.
Bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn cho trẻ sau đây:
- Thịt lợn (nạc): 152 - 228g.
- Bò: 136 - 204g.
- Gà (tính cả xương): 284 - 426g.
- Tôm: 348 - 522g.
- Phi lê cá: 176 - 264g.
- Trứng: 4 - 6 quả.
2.4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trẻ em trong độ tuổi này nên dùng các loại sữa không có chất béo hoặc ít béo và có hàm lượng calci cao vì trẻ đang trong thời kỳ phát triển hệ xương.
Sữa và các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển hệ xương
Khẩu phần sữa của trẻ như sau:
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi: 4 - 5 phần.
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi: 5 phần.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi: 6 phần.
Mỗi phần sữa hoặc chế phẩm từ sữa chứa khoảng 100mg calci, tương đương với 1 miếng phomai 15g hoặc 1 cốc sữa 100ml hay 1 hộp sữa chua 100g.
2.5. Tinh bột
Ngũ cốc là nguồn cung cấp lượng tinh bột rất cao cho con người. Đây cũng là nhóm thực phẩm được khuyên dùng nhiều nhất và nằm ở tầng thấp nhất của tháp dinh dưỡng.
Đối với trẻ em từ 6 - 11 tuổi, ngoài cơm, gạo, bạn nên cho bé sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo nguồn dưỡng chất là tốt nhất.
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi dùng khoảng 8 - 9 phần/ngày.
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi dùng 10 - 11 phần/ ngày.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi dùng 12 - 13 phần/ngày.
Một phần ngũ cốc hay các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc sẽ cung cấp khoảng 20g gluxit và nó tương đương với:
- 1/2 bát cơm khoảng 55g.
- 1/2 bát nhỏ phở hoặc bún, khoảng 60g.
- 1/2 ổ bánh mì khoảng 38g.
- 1 bắp ngô luộc khoảng 122g.
2.6. Rau củ, trái cây
Rau củ và trái cây trong tháp dinh dưỡng trẻ em cũng là nhóm thực phẩm rất quan trọng, nó cung cấp lượng lớn vitamin, chất xơ và giúp thanh lọc cơ thể. Bạn nên sử dụng ít nhất hai hoặc ba loại rau cho bữa ăn của trẻ.
Cần cung cấp đầy đủ khẩu phần rau củ, trái cây hàng ngày cho trẻ
Một phần rau củ tương ứng với 100g rau củ. Trẻ 6 - 11 tuổi cần ăn theo khẩu phần sau:
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi: 2 phần..
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi: 2 - 2,5 phần.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi: 3 phần.
Trái cây cũng là nguồn cung cấp lượng vitamin C dồi dào cho trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn trái cây theo mùa với khẩu phần như sau:
- Trẻ từ 6 - 7 tuổi: 1,5 - 2 phần.
- Trẻ từ 8 - 9 tuổi: 2 phần.
- Trẻ từ 10 - 11 tuổi: 2 - 2,5 phần.
2.7. Nước và các loại thức uống
Cuối cùng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ là nước, một thành phần ít được đề cập trong tháp dinh dưỡng nhưng là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Với trẻ 6 - 11 tuổi, mỗi ngày bạn cần cung cấp cho trẻ khoảng 1.300 - 1.500ml bao gồm nước, sữa, nước trái cây,...
Cần bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ
Hãy hạn chế tối đa các loại thức uống có ga, nước giải khát có hàm lượng đường cao, bởi vì chúng cung cấp quá nhiều đường nhưng lại không chứa dinh dưỡng nên sẽ khiến trẻ bị thừa calo dẫn đến thừa cân, béo phì và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Trên đây là những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ 6 - 11 tuổi. Để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, bạn có thể dựa vào tháp dinh dưỡng trên.