Thai to là gì và nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết điển hình | Medlatec

Thai to là gì và nguyên nhân dấu hiệu nhận biết điển hình

Khi mang thai, kích thước thai là một trong những chỉ số được bác sĩ theo dõi sát sao để đánh giá mức độ tăng trưởng của con. Nhiều mẹ bầu cho rằng, thai to là một dấu hiệu tốt cho thấy mẹ đang nuôi con khỏe mạnh, tuy nhiên sự thực không phải vậy. Có những trường hợp thai to phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến mẹ và bé cũng như gây khó khăn cho quá trình sinh nở.


10/11/2021 | Hiện tượng ra máu khi mang thai - Mẹ bầu chớ chủ quan!
08/11/2021 | Cơn gò khi mang thai: bác sĩ hướng dẫn phân loại và cách giảm đau
08/11/2021 | Giải đáp cho các cặp đôi: Chậm kinh sau quan hệ xuất tinh ngoài có mang thai không?

1. Thai to và nguyên nhân dẫn đến thai to

Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, kích thước thai sẽ tăng dần cho đến khi đạt tới kích thước tiêu chuẩn, trẻ sơ sinh sinh ra sẽ nặng khoảng 2,8 - 3,5 kg. Nếu thai sinh ra nặng hơn 4kg thì gọi là thai to, bác sĩ có thể phát hiện sớm thai to hoặc nguy cơ thông qua theo dõi kích thước thai trong thai kỳ. Thai nhi có kích thước quá lớn không phải là dấu hiệu đáng mừng, thay vào đó còn gây khó khăn và nguy hiểm hơn cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Đặc biệt những thai nặng đến trên 4,5 kg dễ gây biến chứng cho sản phụ nhất là khi phải sinh thường.

Mang thai to không phải là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Mang thai to không phải là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của mẹ và bé

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai to, thai phát triển quá mức, trong đó chủ yếu là cân nặng của mẹ bầu, yếu tố di truyền, dinh dưỡng và sức khỏe khi mang thai. 

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mang thai to và biến chứng khi mang thai to:

1.1. Mẹ bầu bị đái tháo đường

Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ gây biến chứng thai to.

Mẹ bầu bị đái tháo đường dễ mang thai to

Mẹ bầu bị đái tháo đường dễ mang thai to

1.2. Mẹ bầu bị thừa cân

Nếu mẹ bầu đã bị béo phì, thừa cân trước khi mang thai và không kiểm soát được chế độ ăn uống, cân nặng khi mang thai, mẹ bầu dễ mang thai to. Trường hợp này nguy cơ biến chứng thai to cũng nguy hiểm hơn do béo phì thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch,…

1.3. Mang thai nhiều lần

Không phải tất cả các trường hợp song theo thống kê, những bà mẹ mang thai nhiều lần thì bé sau thường nặng cân hơn so với bé trước. Như vậy, mang thai nhiều lần cũng là yếu tố khiến mẹ mang thai to.

1.4. Thai quá ngày dự sinh

Ngày dự sinh được các bác sĩ tính toán đưa ra dựa trên sự phát triển bình thường của thai nhi, tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó mà thai sinh muộn hơn ngày dự sinh. Thời gian này em bé trong bụng mẹ tiếp tục tăng cân và phát triển nên dễ dẫn đến thai to, nhất là trường hợp mang thai kéo dài trên 40 tuần.

1.5. Ăn quá nhiều tinh bột tinh chế

Nếu trong chế độ ăn khi mang thai, mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột đã tinh chế, chất bột đường,… sẽ làm tăng cân nặng nhanh chóng, ngoài ra còn dẫn đến sự phát triển quá mức của thai.

Dinh dưỡng không phù hợp trong thai kỳ có thể khiến thai phát triển quá mức

Dinh dưỡng không phù hợp trong thai kỳ có thể khiến thai phát triển quá mức

Với các đối tượng nguy cơ cao trên, khi mang thai sẽ cần theo dõi sát sao sự phát triển kích thước thai để can thiệp, kiểm soát sớm khi có dấu hiệu thai phát triển quá mức bình thường.

2. Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mang thai to

Phát hiện sớm nguy cơ mang thai to là điều cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập để kiểm soát sự phát triển của thai. Tuy nhiên, phát hiện thai to bình thường không phải dễ dàng, chủ yếu bác sĩ kiểm tra khám định kỳ mới có thể phát hiện.

Một số dấu hiệu mang thai to bao gồm:

2.1. Chiều cao tử cung vượt hơn mức dự kiến theo tuần thai

Để kiểm tra kích thước thai nhi, chỉ số chiều cao tử cung được các bác sĩ sử dụng, đo từ phần xương mu đến đỉnh tử cung. Thông thường khi thai từ 16 tuần tuổi trở đi, chiều cao tử cung sẽ tương ứng với tuổi thai tính theo tuần. Khi chiều cao tử cung vượt quá mức so với tuổi thai nghĩa là mẹ bầu đang mang thai to.

2.2. Kiểm tra nước ối

Thai to phát triển quá mức thường đi kèm với mẹ bầu có quá nhiều nước ối, phát hiện qua kiểm tra cân nặng, siêu âm hoặc đo vòng bụng.

Đo kích thước vòng bụng kiểm tra mang thai to

Đo kích thước vòng bụng kiểm tra mang thai to

Khám thai định kỳ, đo vòng bụng kiểm tra kích thước thai thường xuyên là cách tốt nhất phát hiện sớm tình trạng mang thai to, từ đó có biện pháp kiểm soát và chăm sóc tốt hơn.

3. Sản phụ nên làm gì khi mang thai to?

Nhiều trường hợp thai phát triển quá mức một cách tự nhiên, không thể ngăn cản sự phát triển này mà không gây hại đến thai. Vì thế các trường hợp phát hiện mang thai to, bác sĩ sẽ cần theo dõi sát sao hơn tình trạng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ cũng như chuẩn bị phương án sinh phù hợp sao cho an toàn nhất với cả mẹ và bé.

Khi được chẩn đoán mang thai to, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

3.1. Kiểm soát cân nặng phù hợp

Với sự phát triển của thai đi kèm với sự tăng dịch ối, cân nặng của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ tăng lên. Tuy nhiên cần kiểm soát sự tăng cân nặng này, không nên có tư tưởng ăn gấp đôi bình thường, nạp vào cơ thể quá nhiều calo gây ra béo phì và thai to. 

Mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ như sau:

  • Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Tăng từ 0,8 - 8 kg.

  • Trong tam cá nguyệt thứ hai: Tăng từ 5 - 6 kg.

  • Trong tam cá nguyệt thứ 3: Tăng từ 3 - 5 kg.

3.2. Kiểm soát đường huyết

Những mẹ bầu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc bị tiểu đường thai kỳ cần đi khám kiểm tra đường huyết thường xuyên. Bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra lời khuyên để kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm trong đó có chứng thai to.

Vận động thường xuyên phù hợp giúp hạn chế mang thai to

Vận động thường xuyên phù hợp giúp hạn chế mang thai to

3.3. Thường xuyên vận động

Mẹ bầu dù mang thai ở thời điểm nào của thai kỳ cũng cần lưu ý vận động với cường độ và loại hình phù hợp. Điều này vừa giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế biến chứng thai kỳ, vừa giúp tránh thai phát triển quá mức gây nguy hiểm khi chuyển dạ.

Nên chọn bài tập vận động phù hợp với mẹ bầu như: Yoga cho mẹ bầu, đi bộ,…

Như vậy, thai to không phải là dấu hiệu tốt đáng mừng mà tình trạng này ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt nguy hiểm cho quá trình vượt cạn. Khi thai nhi có cân nặng vượt quá mức bình thường, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện cùng với đi khám thai thường xuyên để được theo dõi, xử lý kịp thời khi biến chứng không may xảy ra. 

Để đồng hành cùng mẹ và bé trong suốt thai kỳ, MEDLATEC có các gói dịch vụ thai sản hợp lý, giúp theo dõi sức khỏe của thai phụ và thai nhi một cách toàn diện, từ đó có sự tư vấn và can thiệp kịp thời nếu có vấn đề bất thường.

Các dịch vụ của MEDLATEC được mẹ bầu đánh giá cao là khám thai với bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện các xét nghiệm cơ bản đến nâng cao, tầm soát các bệnh lý nguy hiểm,... Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp