Táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, an toàn | Medlatec

Táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả an toàn

Táo bón là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh kinh niên sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách trị táo bón hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.


29/06/2020 | Bệnh viêm đại tràng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
29/06/2020 | Những lưu ý khi dùng men tiêu hóa
28/06/2020 | Vi khuẩn HP xâm nhập cơ thể qua con đường nào?
22/06/2020 | Phương pháp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả hiện nay là gì?

1. Top 6 nguyên nhân gây táo bón bạn nên biết để phòng tránh

Không có quy luật chính xác về số lượng đại tiện mỗi tuần, tuy nhiên, nếu bạn đi vệ sinh ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng và khô, khó đẩy phân ra ngoài, đầy bụng, đau bụng dưới,… thì rất có thể bạn đang bị táo bón. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cùng các chuyên gia điểm qua 5 nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Nhịn đi đại tiện:

Khi trực tràng đầy phân, một tín hiệu sẽ được truyền đến vỏ não để khiến bạn muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Thế nhưng, trong một vài trường hợp bạn phải nhịn đi vệ sinh như quá bận rộn với công việc hay trong các buổi họp hành kéo dài hoặc không muốn đi vệ sinh công cộng và chờ đến khi về nhà để đi,… Lúc này, phân sẽ không thể tống ra ngoài ra ngoài hậu môn, ruột bạn sẽ tiếp tục công việc tái hấp thu nước cho đến khi phân được thải hoàn toàn. Điều này chỉ khiến phân càng trở nên khô và cứng hơn, rất khó đẩy ra ngoài. 

Nếu bạn thường xuyên nhịn đi vệ sinh sẽ khiến tình trạng táo bón ngày một nặng hơn

- Cơ thể thừa hàm lượng canxi:

Bổ sung canxi cho cơ thể là điều hết sức cần thiết từ các loại thực phẩm như trứng, sữa, yogurt, cá mòi, ngũ cốc, viên uống bổ sung,… Tuy nhiên, nếu bạn cung cấp hàm lượng canxi cho cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến nhu động ruột giảm đi, phân trữ lại trong ruột càng lâu hơn, một lần nữa khiến nước trong phân được tái hấp thu nhiều hơn. Kết quả là phân trở nên khô cứng và rất khó để tống ra ngoài. 

- Uống quá nhiều sắt:

Cũng tương tự như canxi, nếu bạn bổ sung quá nhiều sắt cho cơ thể sẽ làm giảm nhu động của trực tràng, khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn. Mỗi ngày, bạn chỉ nên bổ sung khoảng 8mg sắt có trong các loại thực phẩm như thịt, hải sản, cải bó xôi và các loại đậu,…

- Trầm cảm:

Có thể bạn không tin nhưng một nghiên cứu ở Iran ghi nhận được rằng, có khoảng 33% bệnh nhân táo bón có triệu chứng trầm cảm. Khi mắc bệnh trầm cảm, người trầm cảm thường có lối sống khác biệt như ăn uống không tốt, chế độ ăn ít chất xơ, ngủ thất thường,… khiến quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ giảm xuống và ảnh hưởng đến nhu động ruột. 

- Lạm dụng thuốc nhuận tràng:

 Chứng táo bón chính là một trong những tác hại của việc lạm dụng thuốc nhuận tràng mà bạn vô tình không biết cho đến khi không thể đi vệ sinh dễ dàng như thường lệ. Nếu chỉ thi thoảng sử dụng thuốc nhuận tràng thì không sao nhưng nếu bạn có thói quen dùng lạm dụng nhiều đến mức lệ thuộc vào thuốc sẽ làm giảm sự nhạy cảm của ruột, khiến ruột khó mà hoạt động bình thường nếu không có thuốc.

Thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng sẽ gây ra tình trạng táo bón

- Mắc bệnh đái tháo đường:

Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Theo các chuyên gia, đái tháo đường lâu năm sẽ khiến dây thần kinh bệnh nhân bị thương tổn, trong đó có hệ thần kinh ruột, khiến nhu động ruột giảm đi và cảm giác trực tràng kém nhạy.

2. Cách trị táo bón đơn giản, nhanh chóng không cần dùng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc điều trị táo bón, người bệnh có thể áp dụng 5 cách chữa bệnh tại nhà dưới đây:

- Uống nhiều nước:

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là cách trị bệnh nhanh nhất tại nhà. Một số nghiên cứu cho thấy, uống đủ nước (2 - 2.5 L/ngày), có thể là nước lọc, nước chanh, nước hoa quả hay nước có gas, cà phê có thể thôi thúc quá trình đi vệ sinh. Nước có gas giúp bù nước nhanh chóng và làm phân di chuyển trong ruột dễ dàng hơn. 

Trong khi đó, cà phê kích thích các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh và cân bằng lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhưng không phải vì thể mà bạn sử dụng quá nhiều nước có gas như soda có đường bởi chúng có thể tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, hãy tiêu thụ cà phê một cách đúng đắn, không quá 2 cốc / ngày bởi nếu lạm dụng sẽ gây tác dụng ngược lại.

- Ăn nhiều chất xơ:

Để ngăn ngừa cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng táo bón, bạn nên tiêu thụ nhiều chất xơ, cụ thể là 25g cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới mỗi ngày. Một số nhóm thực phẩm giàu chất xơ bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày bao gồm: rau củ, trái cây tươi (đu đủ, táo, dâu tây,...), ngũ cốc nguyên hạt, cám yến mạch, các loại đậu, bánh mì đen,…

Ăn nhiều chất xơ giúp bạn đi tiêu một cách dễ dàng

- Bổ sung thực phẩm Prebiotic:

Các loại thực phẩm giàu hàm lượng Prebiotic như sữa chua, kim chi, dưa muối, hành tây, chuối, táo hay một số loại phô mai lên men chứa lợi khuẩn sống như: gouda, mozzarella, cheddar và cottage,… đều có thể làm tăng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột, hỗ trợ điều trị bệnh.

- Tăng cường luyện tập thể dục:

Luyện tập thể dục thể thao hoặc các hoạt động thể chất như đi bộ, đi xe đạp, chạy cự ly dài, hoặc bơi lội,… sẽ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh đáng kể. Bởi nhờ vận động mà chức năng của ruột được xoa bóp, làm tăng nhu động ruột và phục hồi chức năng tiêu tháo của ruột rất hiệu quả.

- Sử dụng dầu tự nhiên:

Các loại dầu tự nhiên như dầu ô liu, dầu dừa cũng có thể là một cách trị táo bón tại nhà đơn giản mang lại hiệu quả khá tốt người bệnh nên áp dụng. Chúng đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp người bệnh đi ngoài một cách dễ dàng hơn. Người bệnh nên sử dụng các loại dầu tự nhiên vào công thức nấu ăn, không những làm tăng hương vị món ăn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh.

Dầu dừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả

Hy vọng với những thông tin như đã chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây táo bón cũng như nắm được một số cách điều trị bệnh tại nhà đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, nếu đã thử một số mẹo chữa trên nhưng bệnh không thuyên giảm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị, tránh sử dụng thuốc tùy tiện và lạm dụng có thể gây ra hậu quả khó lường.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Những dấu hiệu báo động ở đường tiêu hóa “tử thần” đang gọi tên

Người dân không nên chủ quan nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường hay gặp ở vùng hạ vị, thượng vị, hoặc nuốt vướng… Bởi có những trường hợp đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng xuất hiện những dấu hiệu đó khi đi khám thì bất ngờ “tử thần” gọi tên.
Ngày 04/03/2023

Vai trò của men tiêu hóa với sức khỏe con người

Men tiêu hóa có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa con người. Tuy nhiên, nhiều người không thực sự hiểu rõ bản chất và chức năng chính xác của men tiêu hóa dẫn đến bổ sung sai cách, gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Ngày 12/12/2022

Nuốt vướng - Dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào “gọi tên”

Nuốt vướng là dấu hiệu hay gặp, nguyên nhân thường do bệnh lý viêm họng gây nên, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì lại là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không được chủ quan.
Ngày 28/10/2022

Bước một chân vào quỷ môn quan chỉ vì sự chủ quan tưởng chừng đơn giản

Đau bụng, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, hay đi ngoài ra máu… những biểu hiện hay gặp nên bạn thường lờ đi. Không khám sức khỏe định kỳ do chủ quan, ngại đi lại, có thể là những việc đẩy bạn bước một chân vào quỷ môn quan mà không hề hay biết.
Ngày 30/09/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp