Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu liệu có đáng tin cậy? | Medlatec

Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu liệu có đáng tin cậy?

Ngày 23/11/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu hiện nay đang gây hoang mang cho người bệnh bởi không biết được tính chính xác của phương pháp này thế nào. MEDLATEC sẽ giải đáp cho bạn đọc các vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.


1. Tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu là gì?

Tầm soát ung thư là gì?

Ung thư là căn bệnh có thời gian ủ bệnh lâu dài, thông thường vào giai đoạn đầu của bệnh sẽ không thể phát hiện nếu không đi khám sức khỏe định kỳ. Với môi trường sống hiện nay thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư lại càng tăng cao. Để bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh nguy hiểm, tầm soát ung thư định kỳ hết sức cần thiết. 

Tầm soát ung thư giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm

Tầm soát ung thư giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm

Tầm soát ung thư giúp bạn phát hiện được mầm bệnh trong giai đoạn sớm của thời kỳ ủ bệnh. Giai đoạn này được đánh giá là có thể chữa khỏi dứt điểm và tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này còn có thể phát hiện những yếu tố tiền ung thư tức là những thương tổn có khả năng cao phát triển thành ung thư. Khi phát hiện sớm có sự can thiệp của bác sĩ và phác đồ điều trị thích hợp sẽ tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Chất chỉ điểm ung thư là gì?

Những chất chỉ điểm ung thư hay còn gọi dấu ấn ung thư tồn tại trong máu. Các chất này tồn tại trong tế bào ung thư, mô, dịch não tủy, máu và nước tiểu. Một điều cần phải nhấn mạnh đó chính là xét nghiệm máu chỉ là một giai đoạn trong tầm soát ung thư mà không hề có đủ chứng cứ để kết luận về bệnh lý. Xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng vào giai đoạn theo dõi khám chữa bệnh, theo dõi tái phát của bệnh và chẩn đoán về di căn.

Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn ung thư

Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn ung thư

Khi xét nghiệm máu ta có thể tìm được các chất chỉ điểm để phát hiện ung thư như CEA, PSA, AFP,... và như đã nói ở trên, điều này không thể kết luận ngay về tình trạng bệnh. Cần phải xét nghiệm thêm những giai đoạn sau nữa để nhận được chẩn đoán chính xác nhất của bác sĩ.

2. Một số dấu ấn ung thư khi xét nghiệm máu

- Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú, buồng trứng, tử cung, gan, tụy,... sẽ sử dụng chỉ số CEA. Bệnh nhân có những căn bệnh này sẽ khiến chỉ số CEA tăng.

- Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng thì sử dụng chỉ số CA 12-5.

- Tăng chỉ số AFP thì bạn đang mắc phải một số căn bệnh như ung thư gan, ung thư tinh hoàn.

- Chỉ số CA 19-9 xuất hiện trong trường hợp bạn bị ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy.

- Kháng nguyên PSA là một dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến.

Kháng nguyên PSA của ung thư tuyến tiền liệt

Kháng nguyên PSA của ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài nắm bắt các chỉ số này thì bạn còn phải thực hiện thêm các xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ, chụp CT, nội soi, siêu âm, đặc biệt là xét nghiệm chọc tế bào (tế bào học) và sinh thiết (mô bệnh học),... Sau đó kết hợp các thông tin, bác sỹ mới có thể đưa ra kết luận chính xác. 

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu

Một số chất được sinh ra trong máu song song với quá trình phát triển bệnh ung thư. Tuy nhiên chỉ kết quả xét nghiệm máu thì không đủ chứng cứ để đưa ra kết luận bạn có bị ung thư hay không, mà chỉ giúp gợi ý để các bác sĩ đặt ra nghi ngờ để kiểm tra chuyên sâu cho bạn. 

Như đã trình này ở mục 2, khi mắc bệnh ung thư trực tràng thì chỉ số CEA tăng. Tuy nhiên một số đối tượng sau cũng khiến chỉ số này thay đổi như người hút nhiều thuốc lá, người bị viêm loét đường ruột,...

Chỉ số CA 12-5 xuất hiện khi người phụ nữ bị ung thư buồng trứng, tuy nhiên chỉ số này vẫn tăng trong một số giai đoạn bình thường lành tính.

Xét nghiệm máu chỉ là hỗ trợ trong quá trình tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu chỉ là hỗ trợ trong quá trình tầm soát ung thư

Kết hợp các kỹ thuật y khoa khác như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X - quang, chụp cắt lớp,... khi phát hiện những dấu ấn ung thư xuất hiện những điểm khác thường. 

Trong quá trình trước tầm soát bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ các dấu hiệu bất thường của cơ thể ví dụ như đau hay sờ thấy khối u bất thường, hồ sơ khám chữa bệnh, tiền sử ung thư của gia đình. Dựa trên những điều kiện có bản này mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

4. Khi nào nên tầm soát ung thư?

Nên tạo cho bản thân và gia đình thói quen khám sức khỏe định kỳ việc này dễ phát hiện ra những biểu hiện bất thường của cơ thể. 

Tầm soát ung thư là quá trình cần được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tin tưởng những địa chỉ khám chữa rẻ tiền, thực hiện tầm soát quá nhiều lần trong một thời gian ngắn. Mỗi lần chụp chiếu sẽ tích trữ nhiều năng lượng phóng xạ có hại cho cơ thể. 

Quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của bản thân là điều khuyến khích nên làm, tuy vậy không nên quá lạm dụng. Hãy đến những bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín trên cả nước để nhận được lời khuyên tốt nhất từ y bác sĩ.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu chỉ là cơ sở để dự đoán căn bệnh này chứ không thể kết luận chính xác tình trạng của bệnh. Muốn biết rõ bệnh lý bệnh nhân cần phải thực hiện nhiều khâu xét nghiệm và chụp chiếu khác theo chỉ định của bác sỹ. 

MEDLATEC là cơ sở y tế có cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu Việt Nam. Các thiết bị chụp chiếu mang lại độ chính xác cao, đội ngũ nhân viên là các giáo sư tiến sỹ bác sĩ đã có kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước, việc chẩn đoán chính xác giúp cho người bệnh nhận biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.

Hiện nay tại MEDLATEC có nhiều gói tầm soát ung thư có giá trị khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu cá nhân của bản thân và lời khuyên của bác sĩ.

Nếu cần tư vấn thêm về tầm soát ung thư qua xét nghiệm máu, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ thêm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp