Khàn giọng mất tiếng một vấn đề sức khoẻ được nhiều người quan tâm. Bởi điều này có thể cản trở quá trình giao tiếp của người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
31/03/2022 | Hỏi đáp: Viêm họng có nên dùng kháng sinh không? 24/02/2022 | Viêm họng cấp gây ra những triệu chứng gì? Cách phòng bệnh như thế nào? 15/10/2020 | Tình trạng đau cổ họng và những điều cần biết
1. Tổng quan về hiện tượng mất tiếng
Việc hiểu rõ về hiện tượng mất tiếng có thể giúp điều trị hiệu quả hơn. Đồng thời còn giảm thiểu khả năng bị tình trạng này rõ rệt hơn.
Nguyên nhân gây mất tiếng
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất tiếng, nhưng thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:
-
Thời tiết: thời tiết thay đổi, đặc biệt là những khi giao mùa, sức đề kháng suy giảm. Lúc này, cơ thể rất dễ bị cảm thường có các dấu hiệu như ho, sổ mũi,... Nếu không điều trị dứt điểm các triệu chứng này thì việc bị khàn tiếng, mất tiếng là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian gian có thể gây ra nhiều bất tiện cho bệnh nhân.
Thời tiết thay đổi là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất tiếng
-
Sốt virus: virus xâm nhập vào cơ thể và gây sốt. Có thể nhận thấy điều này qua một số dấu hiệu như: khàn giọng, mất tiếng, ho,… Tuy nhiên, có nhiều người khi bị sốt virus không có các dấu hiệu này.
-
Nhiệt độ thay đổi đột ngột: nhiệt độ thay đổi từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại cũng là nguyên nhân gây mất tiếng. Thông thường, điều này xảy ra khi đang ở trong môi trường điều ra đột ngột ra ngoài trời nóng bức.
-
Ô nhiễm không khí: thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, mất tiếng là một trong nhưng biểu hiện của các vấn đề này.
-
Nói quá nhiều, nhất là những người làm nghề MC, giáo viên,... do đặc thù công việc phải nói nhiều và liên tục, thường xuyên, thậm chí là la hét nên có thể gây mất tiếng.
-
Uống nước lạnh nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc họng, và đây cũng là nguyên nhân khiến giọng nói bị ảnh hưởng.
-
Do thói quen hút thuốc lá, trong khi khói thuốc ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc họng, từ đó làm giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc, gây kích ứng và khô cổ họng, mất tiếng
-
Bệnh lý mũi họng : viêm mũi họng dị ứng, viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh, ung thư vòm họng,...
-
Bệnh lý tuyến giáp như: bướu giáp cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất tiếng.
Triệu chứng của mất tiếng
Trong thanh quản, hai dây thanh đới có nhiệm vụ chính là tạo ra âm thanh. Qua những biến đổi linh hoạt cũng như sự đồng nhất của các rung động đã tạo ra những âm điệu, cường độ khác nhau. Nhờ vậy, những cảm xúc, tâm tư của chúng ta được biểu hiện rõ rệt thông qua lời nói.
Tuy nhiên, khi bị mất tiếng có nghĩa hệ thống thanh quản của bạn đã gặp vấn đề. Có thể thấy rõ qua việc những thanh âm, lời nói khi phát ra thường bị rè, không còn tròn trịa, trong trẻo như lúc trước. Lúc này, việc bộc lộ cảm xúc cũng như trao đổi thông tin sẽ khó khăn hơn.
Khô khốc, ngứa rát là những cảm giác khi bị khàn giọng, mất tiếng
Ngoài ra, khi gặp tình trạng này, cổ họng của người bệnh sẽ có cảm giác khô khốc, ngứa rát và có thể đau. Khi này, người bệnh luôn trong tình trạng khát nước.
Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ tiến triển khiến cơ thể dần mệt mỏi, kiệt sức, kèm theo đó là sốt cao, khó thở. Hơn thế nữa, âm thanh từ khàn đục sẽ trở nên mất tiếng.
2. Xử lý khi bị khàn tiếng, mất tiếng
Khàn tiếng, mất tiếng là vấn đề hô hấp thường gặp, có thể nói là khá đơn giản và dễ điều trị. Vì thế nên, bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó có thể thử một số phương pháp sau đây để cải thiện giọng nói của mình.
-
Hạn chế nói chuyện: việc nói chuyện nhiều làm dây thanh hoạt động nhiều hơn, khiến âm thanh ngày càng đục, làm khàn tiếng nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy hạn chế nói chuyện và tham gia vào những cuộc hội thoại không cần thiết.
-
Sử dụng giấm táo: pha loãng giấm táo với một lượng nước nhỏ và sử dụng. Mỗi ngày nên uống 2 - 3 lần, dùng liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
-
Súc miệng: bạn có thể sử dụng hỗn hợp nước trà đậm + muối ăn hoặc mật ong + nước ấm để cổ họng được cải thiện hơn. Nếu như bạn thường xuyên làm việc trong môi trường điều hoà, hãy súc miệng bằng nước muỗi mỗi giờ.
Súc miệng giúp cải thiện tình trạng mất tiếng hiệu quả
-
Dừng hút thuốc cho đến khi tình trạng mất tiếng khỏi hoàn toàn.
-
Hạn chế nói thầm bởi chính hành động này tác động đến hoạt động của dây thanh quản nhiều hơn bình thường.
-
Uống nước ấm có tác dụng làm dịu họng, cổ họng cũng không bị khô rát, giọng nói sẽ được cải thiện và trở nên trong trẻo hơn.
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Làm sạch môi trường sống xung quanh để loại bỏ các chất gây dị ứng.
-
Đi khám bác sỹ nếu tình trạng mất tiếng không được cải thiện hoặc kèm theo 1 số các triệu chứng bất thường.
3. Làm thế nào để phòng ngừa mất tiếng?
Mất tiếng không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao tiếp cũng như cuộc sống hằng ngày. Vì thế nên, cách tốt nhất là hạn chế nguy cơ mắc tình trạng này. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau đây:
-
Không điều chỉnh nhiệt độ điều hoà xuống mức quá thấp.
-
Nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, cần loại bỏ thói quen uống nước đá trong thời tiết nắng nóng.
-
Nếu bạn đã từng bị mất tiếng trước đây, hãy dành thời gian từ 2 - 3 ngày để nghỉ ngơi khi bị cảm.
-
Không vào môi trường điều hoà khi cơ thể đang ướt đẫm mồ hôi. Khi đi ra ngoài trời nắng nóng cần che chắn cẩn thận, kỹ lưỡng.
-
Không nên nói quá nhiều, quá lâu đồng thời hạn chế hét, nói to để giảm kích thích lên thanh quản.
-
Đối với một số người có cổ họng nhạy cảm, có thể phòng ngừa mất tiếng hiệu quả bằng cách lấy tay xoa phần mặt trước của cổ tay hay khuỷu tay thường xuyên.
Hãy uống nước ở nhiệt độ vừa phải để bảo vệ cổ họng
Khàn giọng mất tiếng tuy không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng khiến bạn cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp cũng như cuộc sống hằng ngày. Vì thế, để cải thiện tình trạng này bạn có thể súc miệng mỗi ngày, hạn chế nói chuyện trong thời gian dài, tuyệt đối không la hét hay nói quá to và nếu bạn là người nghiện thuốc thì nên loại bỏ thói quen này.
Ngoài ra, bạn có thể đến khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn về cách cải thiện cũng như phòng ngừa mất tiếng. Nếu còn thắc mắc hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56.