Tam cá nguyệt thứ 3 kéo dài từ tuần 29 đến 40, trong 3 tháng cuối cùng của quá trình mang thai. Ở giai đoạn này, cơ thể bé tăng về cân nặng, chiều cao, đồng thời là sự phát triển và hoàn thiện tất cả các cơ quan.
03/11/2022 | Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu như thế nào mới tốt? 27/10/2022 | Bỏ túi ngay cẩm nang mẹ bầu 3 tháng cuối nên lưu ý những gì 25/10/2022 | Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa và một số lưu ý quan trọng
1. Tuần 29, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Vào đầu tam cá nguyệt thứ 3, hệ tiêu hóa của bé đã hoạt động tốt. Xương của trẻ đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn chưa chắc chắn. Đôi mắt mở một phần và lông mi được hình thành, còn da thì trở nên mịn màng hơn.
Đầu tam cá nguyệt thứ 3, với hệ tiêu hóa hoàn thiện, bé đã có thể uống nhiều nước ối
Ở giai đoạn phát triển này, bé cần một lượng protein, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là canxi và sắt), từ chế độ ăn uống của mẹ.
Bên trong tử cung, không gian dành cho thai nhi bị thu hẹp, vì vậy, các chuyển động của bé cũng hạn chế hơn, nhưng, điều này không ngăn cản việc bé cử động trong bụng mẹ.
Bé có số đo từ đầu đến xương cụt là 26cm và nặng 1,2kg.
2. Tuần 30, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Ở giai đoạn này, hầu hết thời gian mắt của thai nhi đều trong trạng thái mở. Em bé thậm chí có thể nhìn thấy, nhưng tầm nhìn vẫn còn hạn chế. Bé có thể nhìn thấy trong khoảng từ 20 đến 30 cm, đồng thời cũng nhận biết được tiếng ồn và giọng nói.
Các cơ quan gần như đã hình thành đầy đủ, ngoại trừ thận và phổi cần nhiều thời gian hơn. Lớp vỏ bao quanh các sợi thần kinh (myelin) đang dần phát triển, và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu đời. Bạn sẽ nhận thấy điều đó thông qua sự hình thành các kỹ năng như đi bộ, ngôn ngữ và đào tạo ngồi bô,…
Tủy xương đã có thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Sự phát triển của bé chậm lại một chút, nhưng cơ thể vẫn tiếp tục tăng cân. Vì vậy, bé bắt đầu cảm thấy hơi chật chội trong bụng mẹ.
3. Tuần 31, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Tuần 31, tam cá nguyệt thứ 3, hệ thống thần kinh trung ương có thể kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, nhờ vào nguồn dự trữ chất béo có trong cơ thể. Hơn nữa, hình dáng của thai nhi đã thay đổi, tròn hơn.
Bên trong phổi, các mạch máu phát triển, vì vậy mà các động tác hô hấp ngày càng đều đặn. Tóc và móng tay tiếp tục phát triển. Em bé có kích thước 27,5 cm từ đầu đến xương cụt và cân nặng là 1,5 kg.
4. Tuần 32, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Các mẹ sẽ cảm nhận sự cử động cánh tay hoặc chân của bé. Đôi khi, điều này làm biến dạng toàn bộ bụng của mẹ, vì bé đang thay đổi vị trí. Vào cuối thai kỳ, thai nhi tăng cân với tốc độ nhanh chóng, trong 7 tuần cuối thai kỳ.
Tim bé đập với tốc độ từ 135 đến 140 nhịp mỗi phút. Tuy nhiên, nó có thể đạt tới 160 nhịp mỗi phút. Có thể thấy rằng, bé đập nhanh gấp đôi so với nhịp đập của người lớn.
Ở tuần 32, em bé có số đo từ đầu đến xương cụt là 28 cm và nặng 1,7 kg.
5. Tuần 33, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Mặc dù thai nhi có ít chỗ để di chuyển hơn nhưng các mẹ vẫn cảm nhận được những chuyển động, cho đến khi sinh nở. Cơ thể của bé lúc này đã hoàn thiện, tuy vậy, trong một vài tuần tới, bé vẫn tiếp tục phát triển và hơn hết là tăng cân.
Thai nhi sẽ lộn ngược, để chuẩn bị cho việc sinh nở, đầu của bé sẽ đè lên xương chậu của mẹ, từ đó sẽ dần dần đi xuống. Từ bây giờ đến khi sinh nở, các bác sĩ chuyên khoa phải đảm bảo rằng trong quá trình thăm khám sức khỏe, thai nhi sẽ không quay đầu trở lại.
Bé lộn ngược đầu và đè lên xương chậu của mẹ
Nếu sinh ở tuần này, em bé sinh non, đây là trường hợp phổ biến, bé có kích thước 29cm từ đầu đến xương cụt và nặng 1,9 kg.
6. Tuần 34, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Trong những tuần cuối của tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi nuốt rất nhiều nước ối và thải một lượng nước tiểu tốt vào túi ối. Nhau thai hoạt động hết công suất để tiêu và loại bỏ chất thải, quá trình này cần có thận của mẹ giúp đỡ, vì vậy hãy nhớ uống đủ nước. Lưu ý nhỏ: uống để thỏa mãn cơn khát và đảm bảo màu nước tiểu không quá đậm, khi bổ sung đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt.
Tại thời điểm này, hầu hết các cơ quan trong cơ thể bé đã hoạt động và thực hiện các chức năng cần thiết. Tuy nhiên, một số khác như phổi, xương, da, móng tay và tóc, vẫn đang hoàn thiện.
Nhau thai mang đến một lượng lớn canxi cho em bé, lượng canxi của bé lúc này cao hơn của mẹ. Da của bé có màu hơi hồng, các móng bao phủ toàn bộ các đầu ngón tay bé. Tuy nhiên, những ngón chân sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển móng.
Ở tuần này, thai nhi có số đo từ đầu đến xương cụt khoảng 30 cm và nặng khoảng 2,3 kg.
7. Tuần 35, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Bộ não của bé đã phát triển. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bé đã tích hợp các kháng thể của mẹ để tạo ra khả năng miễn dịch đầu tiên. Hệ thống này cũng sẽ tiếp tục phát triển sau khi ra đời.
Hệ tiêu hóa và phổi của bé đã gần như hoàn thiện. Ngoài ra, thai nhi tiếp tục tích lũy chất béo dự trữ để chuẩn bị chào đời. Lúc này, bé có chiều cao là 32cm và nặng 2,3kg.
Càng về các giai đoạn sau, không gian trong bụng mẹ ngày càng chật chội
8. Tuần 36, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Hít vào, thở ra, có thể bị nấc cụt... em bé đang tập luyện, bé tập thở và phát triển phổi ở tuần 36, tam cá nguyệt thứ 3. Trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, quá trình phát triển của phổi diễn ra lâu nhất. Hiện bé có số đo từ đầu đến xương cụt là 34cm và nặng 2,5kg.
9. Tuần 37, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Em bé bây giờ được coi là đủ tháng, vì vậy việc sinh nở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bởi vì, tất cả các cơ quan của bé đều đã hoạt động.
Vào một thời điểm nhất định, khi không gian trong bụng mẹ quá chật chội, một loại hormone gây ra các cơn co thắt được tiết ra, đồng thời mẹ cảm thấy đầu bé di chuyển sâu hơn vào vùng xương chậu. Hiện tại bé cao 35cm và nặng 3kg.
10. Tuần 38, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Lớp vernix (chất nhớt bảo vệ da khỏi nước ối) lúc này đã bong ra và trôi nổi trong nước ối, chuyển sang màu trắng đục. Các cử động của bé hoạt động mạnh mẽ và phản xạ cầm nắm phát triển tốt.
Em bé bây giờ có thể nặng khoảng 3,2 kg và đo được 35 cm từ đầu đến xương cụt.
11. Tuần 39, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Bé ngủ nhiều và không còn chỗ để di chuyển. Sự phát triển của bé đang chậm lại, nhưng bé vẫn tiếp tục lớn. Bé có số đo từ đầu đến xương cụt là 36cm và nặng 3,3kg.
12. Tuần 40, tam cá nguyệt thứ 3 bé phát triển như thế nào?
Tất cả các cơ quan đã được cấu tạo hoàn chỉnh, ngoại trừ phổi sẽ hoàn thiện khi mới sinh. Bây giờ em bé đã có tất cả các phản xạ cần thiết để bắt đầu sự phát triển với thế giới bên ngoài. Em bé hiện đã cao khoảng 50cm, cân nặng không thay đổi từ bây giờ đến khi sinh và khoảng 3,5 kg.
Ở tuần cuối cùng này, bé đã có tất cả các phản xạ cần thiết
Em bé của bạn sẽ lâu chào đời hơn một chút so với ngày dự kiến. Đây là một tình huống rất phổ biến, đặc biệt là khi mang thai lần đầu (chỉ 5% trường hợp sinh đúng ngày dự kiến). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc gây chuyển dạ hay không.
Trên đây là tiến trình phát triển của bé qua mỗi tuần của tam cá nguyệt thứ 3, ở giai đoạn này, bên cạnh việc quan sát và theo dõi tình hình của bé, mẹ cần thực hiện một số các xét nghiệm kiểm tra cần thiết. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ khám thai uy tín và chất lượng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong chăm sóc sức khỏe hiện nay. Bên cạnh việc đầu tư nguồn nhân lực chất lượng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, Bệnh viện còn chú trọng đầu tư vào trang thiết bị, máy móc, đảm bảo đủ các thiết bị hỗ trợ công tác thăm khám, điều trị cho khách hàng.
Trong đó, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC còn nhận được 2 chứng chỉ quan trọng về năng lực xét nghiệm là ISO 15189: 2012 và CAP. Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như máy siêu âm,... Do đó, khách hàng có thể an tâm đến Bệnh viện, các chi nhánh phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, nhanh chóng. Đặc biệt là các chị em đang có thai, có thể lựa chọn MEDLATEC khi cần theo dõi, siêu âm thai kỳ hoặc làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sau sinh.
Quý vị có thể liên hệ đến số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cách đặt lịch khám nhanh nhất.