Sốt xuất huyết có được tắm không? Cần lưu ý điều gì? | Medlatec

Sốt xuất huyết có được tắm không? Cần lưu ý điều gì?

Nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường kiêng tắm gội để tránh nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Vậy quan điểm này đúng hay sai, sốt xuất huyết có được tắm không và người bệnh cần lưu ý những gì?


10/11/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và hướng xử lý
10/11/2022 | Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào?
08/11/2022 | Sốt xuất huyết có lây không? Những ai dễ mắc bệnh?
08/11/2022 | Lý giải việc sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?

1. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có được tắm không?

Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tăng nhanh. Mỗi người cần cập nhật kiến thức cơ bản để có thể phòng tránh bệnh và chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh nếu không may bị nhiễm sốt xuất huyết. 

Không nên tắm nước lạnh hoặc tắm quá lâu khi bị sốt xuất huyết

Không nên tắm nước lạnh hoặc tắm quá lâu khi bị sốt xuất huyết

Vấn đề “sốt xuất huyết có được tắm không” được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Một số người vì quá lo lắng nên không tắm mà chỉ lau người bằng nước ấm. Với nhiều trẻ nhỏ nhiễm bệnh, cha mẹ cũng không dám cho con tắm vì lo ngại bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:

- Không tắm quá lâu, không ngâm nước quá lâu. 

- Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh mà nên tắm với nước ấm. 

- Trong trường hợp gội đầu, nhất là những bệnh nhân nữ có mái tóc dày thì cần sấy khô ngay. Nếu để tóc ẩm quá lâu, cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh. 

- Đối với những trường hợp bị hạ tiểu cầu, khi tắm không được kỳ cọ, chà xát quá mạnh để phòng tránh nguy cơ chảy máu dưới da. 

Tình trạng hạ tiểu cầu trong máu có thể xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh với một số triệu chứng như chảy máu cam, xuất hiện đốm xuất huyết hay vết bầm tím trên da, chảy máu chân răng,… Do đó, khi tắm có thể gây giãn thành mạch máu và khiến bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm. 

Những trường hợp này nên lau người bằng nước ấm. Nếu bệnh nhân bắt buộc phải tắm thì cần tắm bằng nước ấm và không dùng nước lạnh. Khi tắm bằng nước lạnh, mạch ngoài da co lại và mạch nội tạng giãn ra sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. 

Như vậy, để quyết định có tắm cho bệnh nhân hay không, cần tùy thuộc vào mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. Đồng thời khi tắm cần đảm bảo đúng theo những lưu ý nêu trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

2. Một số sai lầm khiến bệnh lâu khỏi

Ngoài những quan điểm không đúng về việc tắm khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cũng thường mắc phải một số sai lầm khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau: 

Hết sốt không có nghĩa là khỏi sốt xuất huyết

Hết sốt không có nghĩa là khỏi sốt xuất huyết

- Tâm lý chủ quan: Nhiều bệnh nhân chủ quan và không đi khám vì những triệu chứng của bệnh rất nhẹ. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Dù những biểu hiện của bệnh không nghiêm trọng, người bệnh vẫn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị, đồng thời theo dõi để nhận biết nguy cơ tiến triển của bệnh. Khi tiến triển nặng mà không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương não, xuất huyết nội tạng và bị đe dọa tính mạng. 

- Hết sốt là hết bệnh: Giai đoạn hết sốt không phải dấu hiệu cho thấy bệnh đã khỏi mà chính là giai đoạn nguy hiểm của bệnh vì lúc này tiểu cầu có thể giảm gây ra tình trạng xuất huyết. Do đó, đây chính là giai đoạn mà người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận, theo dõi từng thay đổi nhỏ trên cơ thể để kịp thời xử trí. 

Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời

Một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời

- Sốt xuất huyết chỉ mắc 1 lần: Nguyên nhân gây bệnh là virus Dengue. Trong đó loại virus Dengue này lại có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Vì thế, sau khi bị sốt xuất huyết với chủng DEN - 1, thì bạn vẫn có thể nhiễm bệnh với 3 chủng còn lại. Do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời. 

3. Một số lưu ý khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyết

Khi chăm sóc người mắc sốt xuất huyết, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

- Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi tại giường. Nếu người bệnh quá mệt và có dấu hiệu bị choáng thì không nên để người bệnh đi lại một mình để tránh bị vấp ngã. 

- Cung cấp đủ chất điện giải: Khi bị sốt, cơ thể bị mất nhiều nước vì thế cần bổ sung đầy đủ chất điện giải bằng nước dừa, nước cam, cháo loãng,… đặc biệt cần lưu ý cho bệnh nhân uống nhiều nước mỗi ngày. 

Nên cho người bệnh ăn cháo và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

Nên cho người bệnh ăn cháo và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày

- Hạ sốt bằng Paracetamol: Người sốt nhẹ có thể dùng khăn ấm lau người, đắp khăn vùng bẹn, nách để hạ sốt. Với những trường hợp sốt cao (trên 38, 5 độ C), có thể cho người bệnh sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần uống cần đảm bảo cách 4 đến 6 tiếng. Thuốc Paracetamol cần dùng đúng liều lượng được tính theo cân nặng. Người bệnh nên tránh sử dụng một số thuốc có khả năng làm tăng nặng thêm tình trạng xuất huyết như ibuprofen, aspirin,...

- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh: Người nhiễm sốt xuất huyết cần được bổ sung một chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặt biệt là tinh bột để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để tránh cảm giác chán ăn và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, dễ dàng hơn. Nên ưu tiên những món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo hay các món hầm,…

- Theo dõi sức khỏe bệnh nhân để nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường, những triệu chứng cho thấy bệnh đang chuyển biến nặng và đồng thời đưa người bệnh đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. 

- Tắm bằng nước ấm, không nên tắm lâu và không kỳ cọ quá mạnh. Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. 

- Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ, dù bệnh nhân đã cắt sốt. 

- Sau khi khỏi sốt xuất huyết, bệnh nhân vẫn cần được bổ sung các dưỡng chất, vitamin cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Đồng thời uống nhiều nước, nghỉ ngơi để đủ và có thể tập thể dục nhẹ nhàng. 

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc “sốt xuất huyết có được tắm không”. Để được tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến căn bệnh này hoặc có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, quý khách hàng hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56. Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt lịch khám sớm cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp