Hiện nay, các bệnh phụ khoa có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm. Có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng trong thăm khám phụ khoa, bao gồm soi buồng tử cung. Việc nắm được những thông tin cơ bản về kỹ thuật sẽ giúp chị em phần nào chủ động khi thực hiện. Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp nhé.
07/03/2020 | Những kiến thức cần biết về soi cổ tử cung 08/01/2020 | Kiến thức y khoa về kỹ thuật nội soi cổ tử cung
1. Khái niệm soi buồng tử cung
Soi buồng tử cung là một kỹ thuật hiện đại, thường được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bất thường trong buồng tử cung, đặc biệt những trường hợp vô sinh hiếm muộn. Phương pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng là máy nội soi để quan sát bên trong buồng tử cung của phụ nữ. Dựa vào hình ảnh nội soi, bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương hoặc bệnh lý bên trong buồng tử cung.
Áp dụng kỹ thuật nội soi trong khám phụ khoa
Hệ thống máy nội soi tử cung bao gồm:
-
Đầu dò có gắn camera và đèn, cho phép ghi lại hình ảnh một cách rõ nét và chính xác.
-
Phần chỉnh máy: Nơi chứa các núm điều chỉnh để điều khiển quá trình nội soi.
-
Màn hình hiển thị: Nơi hiển thị hình ảnh nội soi để phát hiện những bất thường bên trong tử cung.
-
Dây dẫn: Hệ thống dây dẫn nối giữa đầu dò với phần thân máy, với màn hình hiển thị.
Thông thường nội soi sẽ đi đôi với sinh thiết buồng tử cung. Sinh thiết là một phương pháp lấy mẫu trực tiếp, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để lấy các mảnh tổ chức cần thiết cho các xét nghiệm liên quan đến chẩn đoán bệnh lý tại cơ quan tổ chức đó. Mẫu tử cung sau khi được sinh thiết sẽ được quan sát dưới kính hiển vi hoặc làm một số xét nghiệm chuyên môn.
2. Thực hiện soi buồng tử cung trong trường hợp nào?
Soi buồng tử cung thường được áp dụng trong thăm khám phụ khoa. Tùy theo từng trường hợp bệnh lý khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện hay không thực hiện phương pháp nội soi. Thông thường, khi bệnh nhân có các dấu hiệu sau đây thì sẽ được chỉ định thực hiện nội soi khám buồng tử cung:
-
Các trường hợp chẩn đoán nghi ngờ các bệnh lý buồng tử cung như polyp buồng tử cung.
-
Các trường hợp dính một phần hoặc hoàn toàn buồng tử cung.
-
Các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân.
Khi có những dấu hiệu nói trên, các chị em không được chủ quan mà cần gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa sẽ giúp hạn chế đáng kể các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.
Trường hợp bệnh nhân bị polyp tử cung
3. Nội soi buồng tử cung để làm gì?
Thực hiện soi buồng tử cung rất có ý nghĩa trong chẩn đoán nhiều bệnh liên quan đến hệ sinh sản nữ giới. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể:
-
Quan sát bề mặt tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng để phát hiện và đánh giá các tổn thương bên trong.
-
Đánh giá kích thước và hình dạng của tử cung, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản.
-
Tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể gây nên tình trạng xuất huyết tử cung, rong kinh, chậm kinh hoặc tắc kinh.
-
Kết hợp nội soi ổ bụng nhằm phát hiện và điều trị tình trạng tắc vòi trứng, là nguyên nhân gây nên vô sinh nữ giới. Trường hợp này, bác sĩ có thể xử lý bằng những dụng cụ đặc biệt thông qua ống nội soi.
-
Tháo dụng cụ tử cung khó khi chẩn đoán nghi ngờ vòng xâm lấn vào cơ tử cung.
-
Sinh thiết tử cung để lấy mẫu xét nghiệm.
Có thể thấy, dựa vào kết quả nội soi mà có thể phát hiện được rất nhiều các dấu hiệu bất thường và bệnh lý bên trong buồng tử cung. Vậy thì kỹ thuật này được thực hiện như thế nào? Hãy tiếp tục tìm hiểu quy trình soi buồng tử cung dưới đây.
4. Quy trình soi buồng tử cung
Bước 1: Chuẩn bị:
-
Dụng cụ nội soi: cần được vô trùng và đảm bảo hoạt động bình thường để tránh các sự cố xảy ra trong quá trình nội soi.
-
Phòng nội soi: cần được trang bị đầy đủ máy móc cần thiết và nhân lực đê có thể xử lý khi xảy ra sự cố.
-
Bệnh nhân: bệnh nhân được nằm trên giường ở tư thế sản khoa.
Bước 2: Ổn định bệnh nhân:
Bước 3: Tiến hành nội soi:
-
Bác sĩ đặt mỏ vịt vào âm đạo để mở đường đi cho ống nội soi.
-
Ống nội soi được đưa qua âm đạo vào buồng tử cung và quan sát.
-
Sau khi quan sát xong, rút từ từ ống nội soi ra ngoài.
Bước 4: Kết quả
-
Soi buồng tử cung có thể kéo dài 15 - 30 phút.
-
Dựa vào những gì quan sát được trên màn hình hiển thị, bác sĩ sẽ cho bạn biết những gì tìm thấy trong buồng tử cung, các tổn thương có thể quan sát được.
-
Điều trị tùy theo từng trường hợp bệnh như cắt polyp, tách dính niêm mạc tử cung...
Bác sĩ đọc kết quả và hướng dẫn bệnh nhân
5. Những lưu ý sau khi thực hiện
Sau khi thực hiện nội soi khám buồng tử cung, tác dụng của thuốc gây mê vẫn còn. Vì thế, bạn cần lưu ý những điểm sau đây để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:
-
Không tự lái xe mà phải có người đưa đón sau khi nội soi xong.
-
Không quan hệ tình dục trong vòng vài ngày kể từ khi thực hiện thủ thuật.
-
Bạn có thể chảy một ít máu vùng kín, đó là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu lượng máu ra nhiều thì bạn nên hỏi bác sĩ ngay để được tư vấn và xử trí.
-
Khi có các dấu hiệu đau quặn bụng một thời gian dài sau nội soi, bạn nên gặp bác sĩ sớm để đề phòng những biến chứng xảy ra.
Soi buồng tử cung là một kỹ thuật rất có giá trị trong chẩn đoán, nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe. Vì thế, nếu có các vấn đề mà bạn nghi ngờ đó là điều bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Với những thông tin cung cấp về kỹ thuật soi buồng tử cung, chúng tôi hy vọng bạn đã được giải đáp những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.