Rối loạn thính giác là một vấn đề phức tạp và rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể mất đi khả năng nghe vĩnh viễn. Vậy rối loạn thính giác là gì và được điều trị bằng những phương pháp nào?
06/03/2023 | U dây thần kinh thính giác là bệnh gì, điều trị như thế nào? 07/07/2022 | Tìm hiểu những phương pháp kiểm tra thính giác ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay 25/05/2021 | Hối hận vì bỏ qua dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân lấy lại thính giác nhờ phương pháp hữu hiệu này
1. Rối loạn thính giác là gì? Triệu chứng bệnh như thế nào?
Với thắc mắc, “rối loạn thính giác là gì”, các chuyên gia giải đáp như sau: Đây là tình trạng bệnh nhân bị mất dần khả năng nghe của mình. Tùy vào những bộ phận bị ảnh hưởng mà có thể chia rối loạn thính giác thành 3 loại như sau:
Hình ảnh các bộ phận trong tai
- Nghe kém do dây thần kinh cảm giác: Là những trường hợp bị rối loạn thính giác do sự tổn thương tế bào tai trong hay sự tổn thương dây thần kinh thính giác vì quá trình lão hóa tự nhiên hoặc sau khi xảy ra chấn thương.
- Nghe kém do việc dẫn truyền âm: Xảy ra khi âm thanh không thể truyền từ tai ngoài vào tai trong.
- Nghe kém hỗn hợp: Là những trường hợp cả dây thần kinh cảm giác và khả năng dẫn truyền âm thanh đều kém khiến thính giác bị tổn thương và mất dần khả năng nghe âm thanh.
Nhiễm trùng tai có thể gây rối loạn thính lực
Khi bị rối loạn dây thần kinh thính giác, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
+ Nghe âm thanh rất khó khăn, đặc biệt là những nơi có nhiều tiếng ồn.
+ Khó nghe được các phụ âm.
+ Thường phải nhờ người đối diện nhắc lại câu nói mới có thể nghe được.
+ Thường xuyên nghe tivi hoặc nghe đài với âm lượng rất lớn.
+ Người bệnh thường không định hướng được âm thanh.
+ Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
Trong trường hợp gặp phải những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt:
+ Đột nhiên không nghe thấy gì.
+ Không thể hiểu những câu nói trong cuộc hội thoại.
+ Có cảm giác âm thanh như bị nghẹt lại.
+ Phải mở âm lượng lớn mới có thể nghe được nhạc.
2. Nguyên nhân gây rối loạn thính giác
- Rối loạn thính giác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
+ Tuổi tác: Thính giác cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, phải tuân theo quy luật lão hóa tự nhiên. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
+ Sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng có thể gây tổn thương các tế bào thính giác và tế bào thần kinh trong quá trình dẫn truyền tín hiệu âm thanh đến não bộ. Về lâu dài, có thể gây rối loạn thính giác.
Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn gây ảnh hưởng đến thính lực
+ Ráy tai: Đây có thể là một vật cản, khiến cho sóng âm thanh bị chặn lại. Do đó có nhiều trường hợp bệnh nhân cảm thấy nghe rõ hơn sau khi lấy ráy tai.
+ Do bị nhiễm trùng tai.
+ Do trong tai có khối u bất thường.
+ Do âm thanh quá lớn hoặc bệnh nhân phải chịu áp lực thay đổi áp suất bất ngờ, hoặc một số vấn đề gây thủng màng nhĩ,.. cũng dẫn tới rối loạn thính giác.
+ Do các bệnh về gen, yếu tố di truyền.
+ Những vấn đề sức khỏe gây sốt cao chẳng hạn như viêm màng não có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới ốc tai và ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh.
- Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc kháng sinh gentamicin, thuốc aspirin liều cao, thuốc lợi tiểu, thuốc trị sốt rét,.. cần dùng đúng cách để tránh gây tổn thương cho thính giác.
3. Chẩn đoán và điều trị rối loạn thính giác bằng cách nào?
Ngoài thắc mắc “rối loạn thính giác là gì”, phương pháp chẩn đoán và điều trị căn bệnh này cũng là những vấn đề được nhiều người quan tâm.
- Phương pháp chẩn đoán:
+ Bác sĩ sẽ thăm khám để nhận biết rõ những triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Ngoài trao đổi về các triệu chứng bệnh, bác sĩ cũng khai thác thêm một số thông tin như nơi ở hoặc môi trường làm việc của người bệnh có nhiều tiếng ồn không, thói quen nghe nhạc, đeo tai nghe hay nghe đài, xem tivi của người bệnh,… Tất cả những thông tin này sẽ hỗ trợ bác sĩ trong việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh.
+ Bác sĩ quan sát tai để xác định những vấn đề về thính lực có phải do ráy tai hay tình trạng nhiễm trùng bên trong tai hay không.
+ Kiểm tra phản ứng của người bệnh với âm thanh.
+ Dùng âm thoa để xác định tình trạng rối loạn thính giác, đồng thời có thể tìm ra vị trí tổn thương trong tai. Âm thoa chính là thanh kim loại có hình chữ U, dễ rung và tạo ra âm đơn với tần số nhất định.
+ Kiểm tra thính lực bằng cách sau: Bệnh nhân được yêu cầu đeo tai nghe. Sau đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh nghe nhiều loại âm thanh với cao độ khác nhau. Sau đó, người bệnh sẽ phải chỉ ra một số âm thanh nhất định.
- Điều trị rối loạn thính giác bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Trong một số trường hợp đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy ráy tai là có thể cải thiện được khả năng nghe. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:
Nên đi kiểm tra thính lực ngay khi có dấu hiệu bất thường
+ Phẫu thuật: Được chỉ định ở những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn thính lực nghiêm trọng hay kèm theo nhiễm trùng.
+ Dùng máy trợ thính để nghe tốt hơn.
+ Cấy ốc tai giúp phục hồi những phần đã bị tổn thương ở tai trong.
+ Lưu ý: Khi sử dụng những thiết bị hỗ trợ khả năng nghe, bạn nên tham khảo và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ vì nếu dùng sai cách có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tai mũi họng.
+ Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh:
-
Từ bỏ thói quen ngoáy tai.
-
Khi tắm gội, hạn chế để nước vào tai.
-
Trong trường hợp vành tai bị lở loét thì hãy cố gắng giữ vệ sinh cẩn thận để tránh xảy ra nhiễm trùng.
-
Xì mũi đúng cách vì nếu không xì mũi đúng cách thì các chất bài tiết ở lỗ mũi có thể tấn công và gây viêm nhiễm khoang tai giữa.
-
Tránh xa những nơi có tiếng ồn.
-
Không nghe nhạc với âm lượng quá lớn.
-
Không nên lạm dụng bia rượu.
-
Thăm khám Tai mũi họng định kỳ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “rối loạn thính giác là gì” và một số phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe Tai mũi họng, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn cho bạn.