Sức khỏe tâm thần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không may sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng sẽ khiến đời sống gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn. Cho đến nay, đã có rất nhiều trường hợp mắc phải chứng bệnh này. Trong đó, số lượng người bị rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) không hề nhỏ. Dưới đây là một số các thông tin cơ bản về bệnh lý này bạn có thể tham khảo.
18/04/2023 | Bệnh Hysteria - Chứng rối loạn phân ly, một bệnh lý thần kinh nguy hiểm 28/02/2023 | Rối loạn phân định giới tính - Hội chứng loạn thần cần được lưu tâm 24/02/2023 | Rối loạn ám ảnh xã hội là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị 22/02/2023 | Rối loạn stress sau sang chấn: triệu chứng, nguy cơ mắc và điều trị
1. Định nghĩa về rối loạn nhân cách ranh giới
Rối loạn nhân cách ranh giới thuộc nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Đây cũng là dạng rối loạn nhân cách mà nhiều người mắc phải nhất hiện nay. Theo ghi nhận, có khoảng 30 - 60% số lượng bệnh nhân rối loạn nhân cách ở trong nhóm này. Đây là một hội chứng khá đặc trưng vì tính nhạy cảm quá mức về những mối quan hệ của người bệnh. Đồng thời, cảm xúc của họ cũng không được ổn định, người bệnh thường bị mơ hồ về lý tưởng và mục tiêu sống của chính mình.
Rối loạn nhân cách ranh giới chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách
2. Những nguyên nhân gây bệnh điển hình
Thông qua một vài nghiên cứu, các chuyên gia cũng đã cho thấy rằng, cơ chế gây bệnh có thể có liên quan đến những sang chấn tâm lý đã từng diễn ra ở trong quá khứ. Bên cạnh đó, những tổn thương thực thế ở khu vực não bộ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến rối loạn nhân cách ranh giới.
2.1. Bị tổn thương tâm lý
Đa số các bệnh nhân bị mắc chứng bệnh này đều có những vấn đề về tổn thương tâm lý từ bé. Một vài những tình huống ảnh hưởng như từng bị bỏ rơi, từng bị cưỡng bức, bị ngược đãi hoặc những người được gia đình bảo bọc quá mức,... cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Những sự kiện đó khiến cho người bệnh cảm thấy lo sợ và trở nên nhạy cảm hơn trong tất cả các mối quan hệ.
Bên cạnh chứng bệnh này, những chấn thương tâm lý thuở bé cũng là yếu tố khiến cho các dạng rối loạn nhân cách khác xuất hiện. Trong đó, nổi bật có thể kể đến như chứng đa nhân cách hoặc chứng bệnh rối loạn stress sau khi bị sang chấn (PTSD). Hầu hết các bệnh nhân bị mắc phải dạng rối loạn nhân cách này đều từng bị mắc PTSD.
Tâm lý bị tổn thương có thể là nguyên nhân gây bệnh
2.2. Có sự bất thường trong cấu trúc não bộ
Thông qua quá trình quan sát và theo dõi não bộ của những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới, các chuyên gia đã nhận thấy sự rối loạn diễn ra đối với chức năng điều hòa của bộ não. Đồng thời, hệ thống neuropeptide cũng bị ảnh hưởng. Thế nhưng, đây không phải là tình trạng xuất hiện đối với tất cả các trường hợp bệnh nhân. Vì vậy, cho đến nay, sự bất thường này vẫn không được xem là nguyên nhân chính gây bệnh.
Một nghiên cứu với hình ảnh não bộ đối với trường hợp BPD, các chuyên gia cũng đã thấy phần cơ quan phản ứng với stress và có khả năng điều chỉnh cảm xúc ở bên trong não bộ có hiện tượng bị suy giảm hoạt động so với những vùng não khác. Những người bị bệnh bị mất đi sự cân bằng của các chất truyền dẫn thần kinh. Nổi bật nhất phải nói đến các hoạt chất như acid creatine, NAA, MRS,... và bị rối loạn hệ trục hạ đồi thị - vùng tuyến yên - vùng thượng thận.
2.3. Những yếu tố khác
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, chứng rối loạn nhân cách ranh giới cũng có thể xuất hiện vì một số vấn đề như sau:
-
Trẻ em sống chung với người bị mắc bệnh và quen dần với cách suy nghĩ, hành xử cũng như thói quen biểu lộ cảm xúc của bệnh nhân. Lâu dần, nhân cách của em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng, bị méo mó và thể hiện rõ sự bất thường ở trong quá trình trưởng thành của mình.
-
Sự thay đổi hormone estrogen cũng là yếu tố khiến cho bệnh xuất hiện. Đối với những trường hợp có sẵn bệnh lý thì sự thay đổi, rối loạn nội tiết tố sẽ khiến cho các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn.
3. Biểu hiện bệnh lý rối loạn nhân cách ranh giới
Tương tự nhiều loại bệnh lý khác, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới sẽ có những biểu hiện cụ thể, đặc biệt khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
Những biểu hiện điển hình của người bị rối loạn nhân cách ranh giới
-
Tâm trạng luôn không tốt, dễ nóng giận và không thể kiểm soát được các cảm xúc cá nhân.
-
Luôn có cảm giác sợ hãi về việc bị bỏ rơi và có những phản ứng cực đoan như sự hoảng loạn, hay giận dữ và có thể phản ứng điên cuồng.
-
Luôn thấy trống rỗng và chán nản kéo dài.
-
Có những mối quan hệ khá khó khăn, không có sự hòa nhập, kết nối với gia đình và những người thân xung quanh.
-
Tâm trạng thanh đổi một cách đột ngột.
-
Có thể phát sinh một vài hành động khá mạo hiểm đối với bản thân và những người xung quanh.
-
Có xu hướng phá hoại, lãng phí, sử dụng các chất kích thích hoặc quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn.
-
Người bệnh có xu hướng suy nghĩ hoặc hành động xấu ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình.
-
Sống xa với thực tế, thường hoang tưởng những vấn đề liên quan đến sự căng thẳng hoặc các triệu chứng bị cô lập vô cùng nghiêm trọng.
4. Bệnh được điều trị theo phương pháp nào?
Chứng bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc và áp dụng các liệu pháp tâm lý nhằm nâng cao hiệu quả. Trong suốt quá trình này, người bệnh và những người thân xung quanh cần cam kết với bác sĩ sẽ theo đúng phác đồ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tâm lý và sử dụng thuốc sẽ giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn
Tâm lý trị liệu có thể giúp cho một vài triệu chứng và cả những tác động xấu đối với người bệnh được giảm đi đáng kể. Hiện tại, những liệu pháp trị liệu tâm lý đang được áp dụng như:
-
Hành vi biện chứng: Phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu đến các tình huống hiện tại. Kế đến, người bệnh sẽ tập điều chỉnh cảm xúc, cách hành xử và cả sự cân bằng đối với những mối quan hệ xã hội.
-
Nhận thức hành vi: Có tác dụng làm giảm sự thay đổi đột ngột của tâm trạng. Nhờ đó, người bệnh có thể xác định được giá trị của mình và điều chỉnh được thói quen, hành vi khi tiếp xúc với những người xung quanh.
-
Tập trung giản đồ: Phương pháp này sẽ tập trung vào cách mà người bệnh tự nhìn nhận về bản thân mình. Đây cũng là yếu tố có tác động đến cách mà họ phản ứng với môi trường bên ngoài và cách mà chính bản thân bệnh nhân phải đối mặt với sự căng thẳng.
Ngoài liệu pháp tâm lý thì một số loại thuốc đặc trị cũng được chỉ định trong suốt quá trình chữa trị. Mục đích chính là để cho các triệu chứng được thuyên giảm. Thế nhưng, để hiệu quả điều trị được tốt nhất thì người bệnh nên kết hợp cả hai cách thức điều trị trên. Vì việc sử dụng thuốc có thể để lại những tác dụng phụ ngoài mong muốn nên bạn cần phải hỏi trước ý kiến của bác sĩ và chuyên gia tư vấn.
Người bệnh nên đi khám nếu có dấu hiệu nghi mắc bệnh
Thông qua những nội dung ở trên, có thể thấy rằng chứng rối loạn nhân cách ranh giới có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, Chuyên khoa Tâm thần thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một gợi ý bạn có thể tham khảo. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với đường dây nóng 1900 56 56 56 của MEDLATEC.