Rau ngổ: công dụng và những bài thuốc tốt cho sức khỏe ít ai biết đến | Medlatec

Rau ngổ: công dụng và những bài thuốc tốt cho sức khỏe ít ai biết đến

Người Việt ta vốn không xa lạ gì với loại cây gia vị là rau ngổ. Tuy nhiên, khi hỏi đến công dụng chữa bệnh của loại cây này thì nhiều người vẫn còn chưa rõ. Thực tế cho thấy, rau ngổ có thể giúp cầm máu, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ trị bệnh ung thư, chữa sỏi thận, chống sưng viêm,... rất tốt.


02/11/2022 | Những tác dụng không ngờ của rau mùi đối với sức khỏe
21/10/2022 | Bất ngờ trước 8 công dụng tuyệt vời của rau càng cua đối với sức khỏe
26/09/2022 | Cây rau mương: công dụng và các bài thuốc dân gian

1. Tổng quan về cây rau ngổ

Rau ngổ là loại thân thảo, mềm xốp, chứa nhiều nước bên trong, có nhiều nhánh nhỏ, lá hình răng cưa, phân bổ chủ yếu ở vùng ao hồ. Tên gọi khác của loại cây này là ngổ trâu, ngổ thơm, cúc nước,… Tên khoa học của rau ngổ là Enydra fluctuans lour.

Rau ngổ thân thảo, chứa nhiều nước, là vị thuốc tự nhiên an toàn

Rau ngổ thân thảo, chứa nhiều nước, là vị thuốc tự nhiên an toàn

Trong rau ngổ chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau: 93% nước, 2.1% protid cùng các loại vitamin B, C, tinh dầu thơm và caroten. Đây là một loại cây gia vị, hay dùng ăn sống. Ngoài ra, rau ngổ còn được xem là một vị thuốc vì nó có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Bộ phận thường được dùng của cây là lá non.

2. Công dụng và cách dùng rau ngổ để tốt cho sức khỏe

2.1. Những công dụng thiết thực của rau ngổ đối với sức khỏe

Các hợp chất phân lập cùng chiết xuất thô của rau ngổ có hoạt tính dược lý chống lại sự bảo vệ của tế bào, kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn, tẩy giun sán, chống tiêu chảy,… Không những thế, trong rau ngổ còn có tinh dầu, flavonoid, isoflavone glycosid, steroid,… có khả năng đem lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:

- Giải độc và thanh nhiệt.

- Sát trùng đường tiêu hóa.

- Phòng ngừa và chống lão hóa.

- Lợi tiểu.

- Phòng ngừa ung thư.

- Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc, sỏi thận, đau thắt bụng, gan nhiễm mỡ, thủy đậu, 

- Giảm cơn sốt nóng. 

2.2. Bài thuốc từ rau ngổ để điều trị một số bệnh

Để sử dụng rau ngổ như một vị thuốc đối với sức khỏe, có thể áp dụng một số bài thuốc sau:

- Chữa đi tiểu ra máu

Dùng 10g rau ngổ và 10g cỏ tháp bút, 10g rễ cỏ tranh đem rửa sạch sau đó thái thành từng khúc nhỏ và phơi khô rồi tẩm cùng ít rượu để sao vàng. Cuối cùng đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 2 lần.

Rau ngổ kết hợp với một số thảo dược khác có thể chữa tiểu ra máu hiệu quả

Rau ngổ kết hợp với một số thảo dược khác có thể chữa tiểu ra máu hiệu quả

- Phòng và điều trị ung thư

Do rau ngổ có một số chất với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống lại tế bào ung thư, làm tiêu khối u,... nên có thể dùng bài thuốc sau để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư:

+ Lấy 100g rau ngổ tươi và 100g lá mồng tơi non đem rửa sạch, để cho ráo nước sau đó giã nhuyễn và vắt lấy phần nước.

+ Cho vào phần nước đã thu được 5 muỗng canh giấm chuối rồi uống trước bữa ăn trưa.

- Thanh nhiệt và giải độc

Do sở hữu đặc tính giải độc và thanh nhiệt nên rau ngổ giúp cho đầu óc được minh mẫn, thoải mái, giảm và loại bỏ mụn, giảm chứng khó tiêu,... Bài thuốc giải độc và thanh nhiệt cơ thể từ rau ngổ gồm các bước sau:

+ Rửa sạch 100g rau ngổ rồi phơi khô sau đó sao vàng, hạ thổ cùng với 100g tàu bạc hà tươi trong 3 lần.

+ Đem hỗn hợp trên đi sắc cùng nước trong 10 phút.

+ Chắt lấy nước uống vào trước bữa ăn sáng, cứ 5 ngày uống lại nghỉ 5 ngày và duy trì như vậy trong vòng 1 tháng.

- Chữa sỏi thận

Với khả năng làm giãn mạch máu, thúc đẩy lọc máu, giảm sự co thắt của cơ trơn, lợi tiểu,... rau ngổ có thể hỗ trợ điều trị sỏi thận thông qua việc làm tiêu nhỏ và hòa tan viên sỏi để dễ đào thải qua đường tiết niệu ra bên ngoài. Bài thuốc từ rau ngổ để đạt được công dụng này rất đơn giản:

+ Nấu khoảng 50 - 100g rau ngổ cùng 2 bát nước trong 20 phút.

+ Đợi cho nguội rồi chắt lấy nước uống hàng ngày.

- Chữa sổ mũi và cảm

Khi bị sổ mũi, ho và cảm thông thường có thể dùng 20g rau ngổ tươi đem sắc lấy nước uống. Trường hợp bị viêm phế quản mãn tính, hãy thực hiện bài thuốc từ rau ngổ như sau:

+ Lấy 50g rau ngổ tươi đem rửa sạch rồi để ráo sau đó giã nhuyễn và vắt lấy nước.

+ Cho thêm vào phần nước thu được ít muối hạt và uống vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức giấc. Dùng như vậy trong khoảng 10 - 15 ngày.

Giã hoặc xay rau ngổ lấy nước uống có thể giải cảm, trị ho

Giã hoặc xay rau ngổ lấy nước uống có thể giải cảm, trị ho

- Chữa viêm, sưng tấy hay mưng mủ trên da

Với vết thương ngoài da bị sưng tấy, viêm, mưng mủ, chỉ cần rửa sạch rau ngổ rồi giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương là được.

- Chữa chứng ban đỏ

Nếu bị nổi ban đỏ hãy dùng 10g rau ngổ, 20g dây vác tía, 10g măng sậy, 10g đọt tre mỡ 10g đem đi rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ sau đó sắc lấy nước uống trong ngày.

2.3. Khi dùng rau ngổ cần chú ý

- Do rau ngổ có thể làm giãn cơ ngũ tạng nên phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều loại rau này để tránh sảy thai.

- Rau ngổ tươi thường được trồng ở đầm lầy, nơi ẩm ướt nên dễ nhiễm khuẩn. Vì thế, trước khi dùng cần rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc.

- Nếu dùng rau ngổ hỗ trợ điều trị ung thư cần phải kiêng quýt, cam, bưởi, hồng chín, lựu, hải sản.

- Khi dùng rau ngổ để điều trị ho, sổ mũi, cảm, sốt,… cho trẻ nhỏ nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

- Trong quá trình sử dụng rau ngổ cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể, nếu phát hiện có hiện tượng khó chịu hay bất thường cần đến khám bác sĩ ngay để có hướng xử trí an toàn.

Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về tác dụng phụ và cũng chưa có ghi nhận về vấn đề này nhưng điều đó không có nghĩa là được lạm dụng rau ngổ. Để tránh nguy cơ bất thường nào đó cho sức khỏe, tốt nhất không nên dùng quá nhiều rau ngổ mỗi ngày và trong một thời gian dài.

Ngoài vai trò như một loại gia vị thân thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, rau ngổ còn được xem là thảo dược tự nhiên rất quý. Vì thế, như bao loại thảo dược khác, trước khi dùng để điều trị bất cứ bệnh lý nào cũng cần tham khảo ý kiến chuyên gia để biết được thời gian và liều lượng sử dụng phù hợp, có như vậy mới đạt được những lợi ích cho cơ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp