Xét nghiệm GGT (Gamma Glutamyl Transferase) được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện. Đây là một trong những xét nghiệm nhằm tìm ra các nguyên nhân, triệu chứng và bệnh lý liên quan tới chức năng gan. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này.
21/12/2019 | Xét nghiệm ALT giúp đánh giá tình trạng tổn thương gan 16/08/2019 | Chỉ số xét nghiệm GGT khi nào đáng lo ngại? 22/04/2019 | Xét nghiệm vi khuẩn Lậu và Chlamydia Trachomatis bằng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi trên cùng một mẫu bệnh phẩm 02/05/2018 | Ý nghĩa lâm sàng của tỷ số AST/ALT (tỷ số De Ritis)
1. Đôi nét về phương pháp xét nghiệm GGT
Nếu bạn được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm này thì hãy tham khảo những thông tin quan trọng sau để hiểu rõ hơn.
Tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm GGT trong máu không chỉ cho biết chính xác chức năng gan. Mà còn giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh quan trọng ở các cơ quan: tụy, lá lách, thận, túi mật.
Nồng độ GGT trong máu thường tăng cao bất thường ở gan khi cơ quan này bị tổn thương nặng. Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thường được kiểm tra phối hợp với đo men gan.
Xét nghiệm kiểm tra chỉ số GGT trong máu
1.2. Mục đích của xét nghiệm GGT
Thông thường các bác sĩ chỉ định bạn kiểm tra GGT trong máu khi nghi ngờ gan của bạn bị tổn thương. Hoặc bạn từng có tiền sử các bệnh liên quan đến gan mật, nhất là những người nghiện rượu bia.
Sử dụng phương pháp kiểm tra GGT cho kết quả chính xác, đánh giá các tổn thương ở gan. Xét nghiệm này còn được thực hiện ở những bệnh nhân có các dấu hiệu như: chán ăn, vàng da, ngứa da, thiếu năng lượng, nôn ói, đau bụng, phân và nước tiểu bất thường.
2. Quá trình xét nghiệm kiểm tra GGT
Để kiểm tra lượng GGT trong máu cho kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần tuân thủ theo quá trình sau:
2.1. Trước khi làm xét nghiệm GGT
Trước khi tiến hành kiểm tra GGT, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên nhịn ăn, nhịn uống trong vòng 8 tiếng trước xét nghiệm.
Đối với người đang trong giai đoạn sử dụng thuốc điều trị các bệnh nên ngừng uống thuốc. Kể cả người uống rượu bia cũng nên đợi 3 ngày sau mới làm xét nghiệm để cho kết quả đúng.
2.2. Trong khi làm xét nghiệm
Khi vào phòng xét nghiệm, bạn sẽ được nhân viên y tế lấy một lượng máu nhỏ ở vùng cánh tay. Mẫu máu sẽ được cho vào ống nghiệm đã được tiệt trùng và đem đi làm xét nghiệm, phân tích và đánh giá.
2.3. Sau khi làm xét nghiệm
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, thường vùng tay lấy máu sẽ có vết bầm tím nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên để chúng bị tổn thương hay va chạm với vật sắc nhọn.
Trong thời gian này, bạn cần chờ đợi bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm và tham khảo tư vấn từ người có chuyên môn. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh nếu bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.
3. Tìm hiểu kết quả GGT sau khi làm xét nghiệm và cách điều trị
Khi nhận được kết quả thông báo chỉ số GGT sau khi hoàn tất quá trình xét nghiệm. Bạn cần tìm hiểu xem mức độ GGT trong máu có bình thường hay không và làm thế nào để xử trí khi GGT quá cao.
Hướng dẫn đọc hiểu kết quả GGT
3.1. Chỉ số GGT
Chỉ số GGT trả về là kết quả bình thường khi chúng nằm ở mức dưới 60 UI/L. Trong đó:
Chỉ số GGT trả về kết quả ở mức độ nhẹ thường tăng cao 1 - 2 lần/ Mức trung bình tăng 2 - 5 lần và mức độ nặng tăng trên 5 lần.
Tuy nhiên, làm xét nghiệm GGT không xác định được nguyên nhân tổn thương gan. Kết quả chỉ số trả về có thể tăng cao trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư, gan nhiễm virus hoặc các bệnh không do gan. Chính vì vậy, xét nghiệm này không nên lạm dụng.
3.2. Nguyên nhân làm cho chỉ số GGT tăng cao
Những trường hợp làm cho chỉ số GGT trong máu tăng cao thường do người bệnh mắc các bệnh lý:
-
Viêm gan cấp, sốc gan
-
U gan, ung thư gan, xơ gan
-
Vàng da, tắc mật
-
Lạm dụng thuốc gây độc cho gan: Phenobarbital và Phenytoin
-
Người bị bệnh tiểu đường, tuyến tụy, phổi hoặc gan bị thiếu máu
-
Người sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn thường xuyên
-
Người có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống không khoa học, gây xáo trộn chức năng gan.
Bệnh nhân cần lưu ý khi được chỉ định làm xét nghiệm GGT nên loại bỏ các thuốc chứa Phenobarbital và Phenytoin. Không sử dụng các chất kích thích hay uống rượu bia dù chỉ một lượng nhỏ. Bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả GGT và cho chỉ số sai lệch, dẫn tới điều trị không đúng hướng.
3.3. Cách kiểm soát chỉ số GGT trong máu
Kiểm soát chỉ số GGT trong máu để bảo vệ chức năng gan
Khi làm các xét nghiệm GGT trong máu và cho về kết quả chỉ số quá cao thì bạn cũng đừng lo lắng. Bởi GGT có thể kiểm soát ở mức độ cân bằng nhờ áp dụng những cách sau đây:
Trước tiên, bạn cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm kiểm tra viêm gan B, C. Kiểm tra HBsAg có dương tính hay không, nếu có điều kiện hãy kết hợp kiểm tra ADN của virus.
Men gan tăng do tắc đường mật thì bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục và điều trị kịp thời.
Đối với GGT tăng cao do sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia thì bạn cần kiêng, cắt giảm trong vòng 1 tháng. Kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện GGT trong máu, khôi phục chức năng gan.
Cuối cùng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ. Không chỉ kiểm soát chức năng gan mà khám tổng quát để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Nhằm ngăn chặn và điều trị bệnh ngay từ khi chúng mới khởi phát.
4. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - xét nghiệm GGT uy tín, chuyên nghiệp, đáng tin cậy
Bệnh nhân muốn làm xét nghiệm GGT nên tìm tới các bệnh viện chuyên khoa gan mật, đảm bảo bác sĩ có chuyên môn. Trong trường hợp bạn vẫn chưa tìm được nơi nào ưng ý, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một trong những địa chỉ làm xét nghiệm GGT an toàn, cho kết quả chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO: 15189:2012.
Tiến hành xét nghiệm GGT tại bệnh viện uy tín, đáng tin cậy
Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí dành cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm của các đơn vị sau: Bảo hiểm PJICO, Công ty dịch vụ Nam Á (SAS), Bảo hiểm Liberty, Bảo hiểm nhân thọ Prudential, Bảo hiểm nhân thọ FWD, Bảo hiểm quân đội MIC,... Cụ thể hơn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang liên kết với hơn 30 đơn vị bảo hiểm hàng đầu, uy tín trên cả nước.
Chính sách bảo lãnh viện phí tại bệnh viện của chúng tôi giúp bệnh nhân an tâm điều trị, giảm bớt gánh nặng tài chính. Hiện nay, chính sách này đang được triển khai tại hai cơ sở chính sau:
-
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
-
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: Số 05 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
-
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Bệnh nhân có nhu cầu đặt lịch tư vấn hoặc hẹn làm xét nghiệm GGT, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900 56 56 56 để được kiểm tra nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.