Theo Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng nhưng bị chẩn đoán nhầm ung thư phải cắt bỏ khối u suýt mất mạng, do đó việc chẩn đoán đúng bệnh vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng chính xác nhất.
Tổng quan về phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng bao gồm nhiều phương pháp giúp phát hiện loại ký sinh trùng đang “ký sinh” trên cơ thể làm hại sức khỏe để từ đó đưa ra cách loại bỏ chúng. Tùy vào diễn biến cũng như triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán nhất định đối với từng bệnh nhân.
Ký sinh trùng bám trên thành ruột
Khi nào cần thực hiện chẩn đoán bệnh ký sinh trùng?
Thông thường, các bệnh do nhiễm ký sinh trùng ở giai đoạn đầu không rõ ràng, khó phân biệt các bệnh khác, người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị ở nhà. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến bệnh nặng hơn, nếu gặp triệu chứng dưới đây, người dân cần đi khám để có phương pháp điều trị chính xác, ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng :
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, buồn nôn, táo bón,…;
- Đau bụng âm ỉ kéo dài;
- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mệt mỏi…
- Ngứa hậu môn;
- Nghiến răng khi ngủ;
- Đau cơ và khớp;
- Gặp các vấn đề về da;
Chia sẻ trong buổi sinh hoạt chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngày 11/07 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Đề nhấn mạnh: bệnh ký sinh trùng tuyệt đối không được coi thường. Mọi người thường chỉ nghĩ đó là con giun trong ruột, là hiện tượng bình thường mà không biết hàng trăm bệnh từ chúng. Nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như động kinh, co giật, liệt, nói ngọng,... làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
a. Chẩn đoán lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán khi tình trạng bệnh ở mức đơn giản, sán tự bò ra hậu môn hoặc chui ra khi đi đại tiện. Hỏi thăm về tiền sử và thói quen ăn uống, sinh hoạt…
b. Chẩn đoán xét nghiệm
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Các bệnh ký sinh trùng có thể dẫn đến thiếu máu nhẹ (huyết sắc tố giảm), do vậy xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm đơn giản để sàng lọc các bệnh ký sinh trùng nói chung. Ngoài ra trong xét nghiệm này, chỉ số xét nghiệm “bạch cầu ái toan” cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng người bệnh đang nhiễm ký sinh trùng. Thông thường, chỉ số này tăng và tăng cao hơn ở giai đoạn mới nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, đơn bào…
Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng
Tại Việt Nam, đa số người dân thường ái ngại khi đi xét nghiệm phân. Trong khi đó, xét nghiệm phân đóng vai trò rất lớn trong chẩn đoán bệnh, giảm thiểu chi phí điều trị. Ở các nước phương Tây, đây là xét nghiệm thường quy mà ai cũng thực hiện.
Xét nghiệm phân phát hiện sán dây, sán lá ruột lớn
Đối với bệnh nhân nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng, xét nghiệm phân giúp chẩn đoán chính xác bệnh amips, giun sán từ giai đoạn trứng và ấu trùng.
Trong xét nghiệm soi phân, có 2 kỹ thuật thường được sử dụng và giá trị cao hơn khi kết hợp cả 2 kỹ thuật trong tìm ký sinh trùng:
+ Soi tươi trực tiếp: phát hiện trực tiếp sự có mặt của trứng, đơn bào hoặc ký sinh trùng trưởng thành trong phân.
+ Soi tươi tập trung: phát hiện trứng của một số loại giun, đặc biệt có giá trị cao trong các trường hợp lượng ký sinh trùng trong phân thấp.
Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng (ELISA)
Đây là phương pháp nhanh, không xâm lấn và có thể phát hiện ký sinh trùng đi lạc chỗ, lạc chủ như giun Gnathostoma spinigerum (giun đầu gai), giun lươn, amip (Entamoeba histolytica), sán lá lớn, sán lá phổi, đơn bào,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dựa trên thói quen ăn uống, triệu chứng của bệnh nhân.
Hiện nay, kỹ thuật ELISA phát hiện được đa số các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người thông qua đáp ứng miễn dịch của cơ thể với loại ký sinh trùng đó. Mặc dù vậy, giá trị của phương pháp này là khác nhau ở mỗi loại ký sinh trùng do tính chất đặc hiệu của kháng thể đáp ứng với các căn nguyên đó. Theo PGS Nguyễn Văn Đề, một số kít ELISA phát hiện ký sinh trùng như Sán lá gan lớn, giun đũa chó… có độ chính xác rất cao, tức là nếu bệnh nhân đang nhiễm ký sinh trùng này thì đa số xét nghiệm ELISA sẽ dương tính.
Xét nghiệm ELISA phát hiện giun đũa chính xác nhất
Xét nghiệm soi tế bào máu ngoại vi
Một số loại ký sinh trùng như ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết, xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao. Khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm soi tìm ký sinh trùng trong máu ngoại vi. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có ký sinh trùng “giun chỉ bạch huyết” thì lấy máu tĩnh mạch được chỉ định lấy vào thời điểm khoảng 12h đêm đến 2h đêm.
Xét nghiệm sinh học phân tử
Hiện nay nhiều căn nguyên đã có các kít chẩn đoán ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử. Kỹ thuật này cho kết quả nhanh và độ chính xác rất cao.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm
Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất ở giai đoạn đầu của bệnh, mới xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng. Trong một số trường hợp do mỗi loại ký sinh trùng có đặc điểm sinh học khác nhau nên sử dụng xét nghiệm thông thường không thể phát hiện được bệnh hoặc kết quả không rõ ràng. Vì vậy, phương pháp siêu âm vẫn được áp dụng phổ biến hơn để chẩn đoán bệnh sán lá gan, giun chui ống mật, sán chó, amip. Thực hiện siêu âm phát hiện kí sinh trùng có độ chính xác và an toàn cao.
Chụp X-quang
Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn bệnh đã biến chuyển nặng, biến chứng lên não hoặc nghi ngờ một số loại ký sinh ở não, phổi như: giun lươn não, sán lá phổi... Chụp X-quang giúp phát hiện ra dấu hiệu bất thường trên cơ thể như giảm sự trong suốt phổi, các hạch ở kẻ phổi, đốm cản quang nhỏ, mô hình viêm phổi kẻ
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Cũng giống như chụp X-quang, phương pháp này cũng được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn nặng có diễn biến phức tạp. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ chính xác cao tuy nhiên chi phí không hề nhỏ do đó, cũng chỉ thực hiện khi có sự chỉ thị của bác sĩ.
Chụp cộng hưởng từ MRI – phương pháp an toàn, chính xác cao
Theo Giáo sư Đề, các ký sinh trùng khi chui vào cơ thể ẩn lấp dưới nhiều dạng phức tạp do đó, nhiều trường hợp cần phải làm tới 2-3 xét nghiệm hay thăm dò khác mới xác định được bệnh.
Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng thực hiện ở đâu chính xác nhất?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh ký sinh trùng, tuy nhiên bạn cần lựa chọn nơi uy tín tránh trường hợp chẩn đoán nhầm gây hoang mang tâm lý của người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn không ngừng học hỏi cùng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189: 2012 giúp kết quả đưa ra cho bệnh nhân được chính xác nhất. Ngoài ra, MEDLATAC có thể thực hiện hầu hết các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh ký sinh trùng, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi tới làm xét nghiệm tại đây.
Hệ thống xét nghiệm hiện đại tại MEDLATEC
Suốt 23 năm hình thành và phát triển, với phương châm “Dịch vụ tốt – công nghệ cao”, MEDLATEC luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng bởi gánh nặng về chi phí sẽ được giảm tối đa, bệnh viện chỉ thực hiện các xét nghiệm đủ để chẩn đoán bệnh, không làm mất thời gian cũng như tiền bạc của người bệnh.
Ngoài ra, MEDLATEC hỗ trợ khách hàng thăm khám bảo hiểm y tế thông tuyến. Mọi khách hàng đến thăm khám tại bệnh viện chỉ cần mang theo thẻ BHYT còn hạn sử dụng và căn cước công dân, không phân biệt đúng tuyến hay trái tuyến đều được hưởng giảm chi phí thanh toán như BHYT đúng tuyến. Theo đó, khách hàng có nhu cầu xét nghiệm ký sinh trùng như Sán lá gan nhỏ HT IgM, Sán lá gan nhỏ HT IgG, Giun đũa chó (IgG), Giun Lươn (IgG), Sán lá phổi (IgG), Giun đầu gai (IgG), Sán máng (IgG) mang theo BHYT để được hỗ trợ chi phí.