Trong những tháng cuối của thai kỳ, người phụ nữ phải theo dõi sát sao các biểu hiện lạ để kịp thời xử lý. Trong đó, nhiều chị em trải qua tình trạng ra nhiều khí hư vào 3 tháng cuối. Vậy phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có đáng lo hay không?
22/01/2021 | Đặc điểm khí hư khi mới mang thai ở những tuần đầu 17/01/2021 | Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là do đâu? Có nguy hiểm không? 14/01/2021 | Góc giải đáp: U xơ tử cung có mang thai được không? 13/01/2021 | Ra khí hư khi mang thai có nghiêm trọng không?
1. Hiện tượng ra nhiều khí hư vào những tháng cuối thai kỳ có phổ biến không?
Nhiều mẹ bầu tỏ ra khá lo lắng khi phát hiện lượng khí hư vào tháng cuối thai kỳ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Vậy tình trạng này có xảy ra với nhiều người hay không, liệu chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé không?
Phụ nữ mang thai tháng cuối có ra nhiều khí hư hay không?
Trên thực tế, vào mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng thường xuyên gặp ở thai phụ. Các bác sĩ cho biết, phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý.
Để biết được tình trạng sức khỏe của mình, chị em hãy theo dõi về màu sắc, lượng khí hư cũng như đặc điểm kết cấu của chúng. Nếu phát hiện vấn đề bất thường, bạn hãy mau chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khí hư có dạng hai thường gặp, đó là khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý
2. Khí hư sinh lý
2.1. Nguyên nhân xuất hiện khí hư sinh lý
Bà bầu sẽ không phải lo lắng nếu tháng cuối thai kỳ tiết ra nhiều khí hư sinh lý. Chúng ta có thể lý giải hiện tượng kể trên từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể thấy, tháng cuối của thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi khá nhiều, đó là lý do vì sao âm đạo sản sinh ra một lượng huyết trắng nhiều hơn so với bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý thông thường, bạn đừng quá lo lắng nhé!
Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, khung xương chậu, thành âm đạo của người phụ nữ dần trở nên mềm hơn. Đây là cơ hội tuyệt vời để các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công và gây bệnh ở “vùng kín”. Để ngăn ngừa nguy cơ này, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn nhằm bảo vệ “cô bé”.
Một lý do khác giải thích cho hiện tượng phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối đó là sự phát triển của thai nhi. Càng về những ngày cuối, thai càng phát triển với kích thước lớn hơn, túi thai bắt đầu đè lên các vùng xung quanh, đặc biệt là phần xương chậu. Chính vì thế dịch tiết âm đạo được tiết ra khá nhiều.
Thai phát triển khiến túi thai đè lên xương chậu và phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối
2.2. Đặc điểm của khí hư sinh lý
Chắc hẳn rất nhiều chị em còn chưa biết phân biết thế nào là khí hư sinh lý, thế nào là khí hư bệnh lý trong những tháng cuối của thai kỳ. Đối với hiện tượng khí hư sinh lý, thai phụ có thể thấy một số hiện tượng sau đây.
Thông thường, khí hư có màu trắng trong giống như lòng trắng trứng gà, một số bạn sẽ thấy màu ngả vàng hoặc phớt hồng. Đây là biểu hiện cho thấy dịch tiết âm đạo của thai phụ hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, người ta thường dựa vào mùi để đánh giá tình trạng của huyết trắng. Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm nếu như khí hư không mang mùi hôi khó chịu hoặc có chút tanh nhẹ. Đây là mùi hương đặc trưng của dịch tiết âm đạo. Nếu có những dấu hiệu kể trên, bạn không phải lo vì thấy mình ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối.
3. Khí hư bệnh lý
3.1. Nguyên nhân gây khí hư bệnh lý
Khi mang bầu, nếu phát hiện khí hư bệnh lý, chị em nên theo dõi thật cẩn thận và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không, bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt của thai phụ và đe dọa tới tình trạng của thai nhi.
Thông thường, các chị em hay đối mặt với bệnh viêm âm đạo, nguyên nhân chính gây bệnh là do bạn chưa biết cách vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ hoặc do các yếu tố ngoại cảnh như nguồn nước, ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống,... Nếu người mẹ không kịp thời phát hiện, chữa trị thì khả năng em bé sinh non tăng khá cao. Điều này khiến sức khỏe của con yếu hơn so với những đứa bé khác.
Nếu người mẹ mắc bệnh phụ khoa, em bé có nguy cơ sinh non cao
Bên cạnh đó, phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối có thể là do họ đang bị viêm âm đạo nguyên nhân do nấm, trùng roi,... Như đã phân tích ở trên, trong những tháng cuối của thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều, âm đạo trở nên ẩm ướt hơn, tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập.
Bệnh này không được xử lý sớm sẽ khiến em bé sinh ra mắc bệnh viêm da, đồng thời tăng khả năng sinh non.
3.2. Biểu hiện của khí hư bệnh lý
Mẹ bầu nên chú ý một số biểu hiện sau đây để phát hiện sớm các vấn đề viêm nhiễm “vùng kín”. Thông thường, khí hư sẽ chuyển sang màu vàng, xanh, nâu hoặc trắng đục, khí hư như bã đậu hoặc có mùi tanh, có bọt. Đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy mùi khá khó chịu, thường là mùi hôi tanh. Điều này khiến thai phụ cảm thấy khá tự ti, ngại khi giao tiếp với mọi người.
Khi mắc bệnh phụ khoa, cảm giác ngứa rát lúc đi tiểu tiện, mọi hoạt động sinh hoạt điều trở nên khó khăn hơn.
4. Phụ nữ ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối cần làm gì?
Để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và thai nhi, người phụ nữ không nên chủ quan nếu phát hiện ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối. Điều quan trọng nhất đó là bạn hãy vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và thực hiện thường xuyên. Tốt nhất, chúng ta nên dùng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên, thân thiện với bà bầu.
Thai phụ nên chú ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và thường xuyên
Đối với người mang thai tháng cuối, nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần được ưu tiên hàng đầu. Thời điểm này bạn không nên vận động quá nặng nhọc, thay vào đó hãy dành thật nhiều thời gian nghỉ dưỡng, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Các bác sĩ cũng khuyên chị em hãy lựa chọn đồ lót thoáng mát, rộng rãi để tạo cảm giác thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Tuyệt đối đừng chọn những bộ trang phục quá ôm vào người, không thấm hút mồ hôi nhé!
Như vậy chị em không cần quá lo lắng nếu phát hiện ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối, đa phần là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, khi thấy hiện tượng bất thường, chúng ta nên theo dõi và đi kiểm tra sớm. Các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé đấy!