Phòng ngừa đột quỵ với 4 việc cực đơn giản nhưng hiệu quả | Medlatec

Phòng ngừa đột quỵ với 4 việc cực đơn giản nhưng hiệu quả

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nhanh chóng, người bệnh nếu được cứu chữa kịp thời có thể duy trì sự sống song cũng gặp phải không ít biến chứng nặng nề. Vì thế, phòng ngừa đột quỵ được nhiều người tìm hiểu, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu,…


28/03/2021 | Thiếu máu não có thể dẫn tới đột quỵ hay không?
16/03/2021 | Đột quỵ ở người trẻ: 5 yếu tố nguy cơ điển hình nhất
09/03/2021 | Góc giải đáp: Vì sao bệnh đột quỵ thường xảy ra vào mùa lạnh

1. Nguyên nhân nào dẫn tới đột quỵ?

Đột quỵ xảy ra khi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khi không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Nếu tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng này kéo dài trên vài phút, tế bào não sẽ dần chết đi khiến mọi hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi máu lên não bị gián đoạn

Vì thế, nếu đột quỵ càng kéo dài, thời gian khôi phục đường dẫn truyền máu nuôi não càng lâu thì số lượng tế bào não chết càng nhiều, khả năng tư duy vận động cũng bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Đột quỵ có thể dễ tới tử vong với tỉ lệ rất cao, đa phần do tâm lý chủ quan và cấp cứu chậm trễ. Bệnh nhân sống sót sau đột quỵ đều bị suy yếu sức khỏe và gặp phải biến chứng như: mất ngôn ngữ, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc, tê liệt một phần cơ thể,…

Có hai dạng đột quỵ với nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khác nhau:

Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (chiếm 85% ca bệnh)

Nguyên nhân là do các cục máu đông hình thành, di chuyển lên động mạch nuôi não nhưng bị tắc nghẽn tại đây. Cục máu đông làm cản trở một phần hoặc hoàn toàn máu lưu thông lên não.

Cục máu đông làm cản trở một phần hoặc hoàn toàn máu lưu thông lên não

Cục máu đông làm cản trở một phần hoặc hoàn toàn máu lưu thông lên não

Đột quỵ do xuất huyết

Tình trạng này hiếm gặp hơn khi mạch máu nuôi não bị vỡ, khiến máu chảy ồ ạt gây tổn thương tế bào não, còn gọi là xuất huyết não. Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não thường do thành động mạch yếu, xuất hiện vết nứt hoặc chấn thương gây vỡ mạch máu.

Trước khi xảy ra đột quỵ thực sự, nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bệnh nhân có thể gặp những cơn đột quỵ nhỏ do thiếu máu thoáng qua chỉ kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu để phát hiện và phòng ngừa sớm đột quỵ xảy ra. Ngoài ra, đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ, khi kiểm soát tốt các yếu tố có thể, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cụ thể, đột quỵ liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau:

Yếu tố không thay đổi

  • Đột quỵ thường xảy ra hơn ở:

  • Những người có chủng Mỹ gốc Phi, nguy cơ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

  • Những tiền có tiền sử gia đình bị đột quỵ.

  • Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.

  • Đột quỵ dễ xảy ra hơn ở nam giới lớn tuổi, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên.

Đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ như giới tính, độ tuổi

Đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ như giới tính, độ tuổi

Yếu tố bệnh lý

Đây là những yếu tố có thể kiểm soát để phòng ngừa đột quỵ, bao gồm:

  • Tiền sử đột quỵ: Kể cả đột quỵ thoáng qua hay đột quỵ thực sự, bệnh nhân có nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Sau 5 năm bị đột quỵ, nguy cơ này sẽ giảm dần.

  • Đái tháo đường: Biến chứng đái tháo đường là tổn thương mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ.

  • Cao huyết áp: Làm tăng áp lực lên thành động mạch, khiến thành động mạch yếu đi, dễ tổn thương dẫn tới đột quỵ xuất huyết não. Đồng thời bệnh cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, yếu tố nguy hiểm gây đột quỵ.

  • Mỡ máu cao: Do cholesterol tích tụ thành động mạch, cản trở lưu thông máu và có thể vỡ ra làm tụ thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

  • Hút thuốc: Làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần do hóa chất trong khói thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, làm tổn thương tim và phổi.

  • Thừa cân, béo phì: Dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

  • Lối sống không lành mạnh như: ăn uống không lành mạnh, thiếu cân bằng, ít vận động cũng là một trong các yếu tố tác động gây biến chứng đột quỵ não.

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao hơn

Người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao hơn

2. Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Những thói quen, việc làm đơn giản sau có thể giúp bạn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.

2.1. Tập thể dục nhiều hơn

Cần kiên trì luyện tập thể dục với cường độ ít nhất 5 ngày mỗi tuần với bài tập phù hợp, có thể là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…

Điều quan trọng là phải duy trì thói quen tập thể dục đều đặn với mục tiêu tăng cường sức khỏe, lưu thông máu và ngăn ngừa đột quỵ.

2.2. Ổn định huyết áp

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 4 lần, vì thế nếu đang ở trong tình trạng này, hãy kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Hạn chế muối và thực phẩm có độ mặn cao.

  • Tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là trái cây rau xanh giàu Kali như: chuối, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, cà chua,…

  • Tăng cường sản phẩm làm từ sữa ít béo, giảm mỡ bão hòa.

  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt óc chó,…

  • Ăn nhiều chất xơ trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc,…

2.3. Điều trị bệnh liên quan

Rung nhĩ là bệnh rối loạn nhịp tim, làm tăng nguy cơ đột quỵ do khiến nhịp tim đập không ổn định. Cần điều trị và kiểm soát rung nhĩ tốt nhất có thể.

Đái tháo đường làm hủy hoại mạch máu, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì thế bệnh nhân cần theo dõi và kiểm soát đường huyết ở mức phù hợp.

Người mắc bệnh lý tim mạch khác hoặc cholesterol trong máu cao cũng cần thực hiện thói quen dinh dưỡng phù hợp kết hợp với điều trị kiểm soát bệnh.

Đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ đột quỵ

Đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe và tăng nguy cơ đột quỵ

2.4. Tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn

Tránh xa khói thuốc lá, kể cả hút trực tiếp hay hút thụ động đều giúp giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi bỏ thói quen hút thuốc.

Bên cạnh đó, không nên lạm dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác vì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

Phòng ngừa đột quỵ bằng những cách đơn giản trên vô cùng hiệu quả, giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như gia đình tốt hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp