hCG - human Chorionic Gonadotropin - là một hormone đặc biệt quan trọng tiết ra ở phụ nữ mang thai, phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ beta HCG được định lượng trong máu hoặc nước tiểu là căn cứ xác định người phụ nữ có mang thai hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng xét nghiệm beta HCG khi nào, bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ của bài viết dưới đây.
02/04/2020 | Tổng hợp các xét nghiệm bệnh quai bị Mumps mà bạn cần ghi nhớ 02/04/2020 | Làm sao để phòng tránh bệnh sởi Measles? 02/04/2020 | Xét nghiệm 17-OH-Progesterone và bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
1. Xét nghiệm hCG là gì?
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ tiết ra một loại hormone đó là hCG, hormone này bản chất là peptid có vai trò kích hoạt các tế bào mầm của bào thai. Đồng thời, hCG còn kích thích tiết hormone sinh dục, hình thành nên giới tính của thai nhi.
Hình 1: Xét nghiệm beta hCG giúp chẩn đoán có thai
hCG có cấu tạo gồm 2 tiểu đơn vị là alpha và beta, 2 tiểu đơn vị này có cấu trúc và bản chất khác nhau. Tiểu đơn vị alpha có cấu trúc giống chuỗi alpha của hormone FSH, LH, chỉ có tiểu đơn vị beta có cấu trúc riêng, biệt hóa cho hormone hCG nên định lượng hormone beta hCG là cơ sở của định lượng hormone hCG. Đây cũng là mối quan tâm đặc biệt không chỉ của bà mẹ mang thai mà còn của các bác sĩ sản khoa. Các cặp vợ chồng muốn kiểm tra việc mình có thai hay không thường đến các bệnh viện làm xét nghiệm beta hCG, xác định nồng độ hCG trong máu của người vợ.
2. Khi nào thì xuất hiện hormone HCG?
Ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung, nồng độ beta hCG bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong máu. Nồng độ này tăng nhanh chóng và đạt đỉnh điểm ở tuần thứ mười bốn của thai kỳ, sau đó giảm dần và ổn định ở tháng thứ tư, duy trì kéo dài đến lúc sinh. Xin lưu ý rằng, không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta hCG.
Một số bác sĩ chỉ định xét nghiệm beta hCG ngay cả ở nam giới để xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, khi tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai, xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.
3. Xét nghiệm Beta hCG bằng cách nào?
Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.
3.1. Xét nghiệm trên mẫu máu
Hình 2: Hình ảnh lấy máu làm xét nghiệm
-
Mẫu máu tĩnh mạch (không cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm) được lấy đúng quy trình vào ống nghiệm chứa chất chống đông Heparin, EDTA hoặc ống không chứa chất chống đông;
-
Mẫu máu được mã hóa thông tin, bảo quản đúng điều kiện bảo quản, và vận chuyển đến phòng xét nghiệm;
-
Ly tâm mẫu máu đủ thời gian quy định, tách phần huyết tương hoặc huyết thanh;
-
Thực hiện xét nghiệm trên hệ thống máy xét nghiệm đã được kiểm soát chất lượng;
-
Kết quả xét nghiệm được duyệt, đánh giá qua các cấp và gửi đến khách hàng.
3.2. Xét nghiệm trên mẫu nước tiểu
Đây là kỹ thuật xét nghiệm khá đơn giản. Mẫu nước tiểu khuyến khích nên lấy vào buổi sáng vì lúc này nồng độ beta hCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày. Mẫu nước tiểu được phân tích bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch và trả kết quả theo quy trình chuẩn.
Thông thường, để theo dõi sự phát triển của thai nhi hay chẩn đoán chính xác có thai hay không, các bác sĩ khuyến cáo làm xét nghiệm beta hCG trong máu của người mẹ.
4. Ý nghĩa của xét nghiệm Beta hCG
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến giá trị xét nghiệm beta hCG ở phụ nữ mang thai.
-
Nồng độ < 5 mIU/mL: chưa đủ kết luận có thai;
-
Nồng độ > 25 mIU/mL: được chẩn đoán đã có thai;
-
Nồng độ nằm trong khoảng từ 5 - 25 mIU/mL: cần làm các thăm khám khác để xác định nguyên nhân tăng nồng độ beta hCG.
Hình 3: Niềm vui của mỗi gia đình khi người phụ nữ mang thai
Xét nghiệm beta hCG chỉ giúp xác định có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi chứ không phản ánh được giới tính hay trí tuệ của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên lo lắng về chỉ số này, nên làm theo các khuyến cáo của bác sĩ sản khoa.
Việc kiểm tra nồng độ beta hCG cho thấy kết quả tại một thời điểm, nên kết hợp siêu âm để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng thai và tuổi thai.
5. Làm xét nghiệm Beta hCG ở đâu?
Hiện nay, có nhiều cơ sở Y tế đủ năng lực làm xét nghiệm beta hCG. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một cơ sở Y tế có dịch vụ thông minh, tiện ích và chất lượng cao sẽ mang đến những hài lòng cho quý khách hàng.
Với bề dày lịch sử gần 25 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng đội ngũ bác sĩ, các chuyên gia hàng đầu và được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ đã tạo được uy tín không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Đặc biệt, Trung tâm xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012, đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm và thời gian trả kết quả nhanh chóng.
Với mong muốn đưa nhiều dịch vụ y tế thông minh tiếp cận và được cộng đồng sử dụng, MEDLATEC có hàng chục cơ sở ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế tiện ích, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Nhờ sự tín nhiệm của đông đảo quý khách hàng, các đoàn thể, MEDLATEC đã tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho nhiều đơn vị bảo hiểm.
Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012
MEDLATEC tiếp nhận Bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của một số công ty bảo hiểm sau: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm nhân thọ Manulife, Bảo hiểm nhân thọ Prudential, bảo hiểm Vietinbank, bảo hiểm dầu khí PVI, bảo hiểm BIDV, bảo hiểm nhân thọ AIA,... Tổng số đơn vị mà MEDLATEC tiếp nhận bảo lãnh viện phí là trên 30 công ty bảo hiểm trên toàn quốc.
Nhanh chóng gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn sức khỏe miễn phí và đặt lịch sử dụng dịch vụ khám cũng như lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.