Việc chúng ta quan sát thấy gân xanh trên các bộ phận cơ thể như lồng ngực, vùng bụng hoặc cánh tay là điều khá bình thường. Tuy nhiên, nếu các đường gân này hiện rõ, to bất thường hoặc đột ngột nổi gân xanh ở lòng bàn tay lại là dấu hiệu ngầm cảnh bảo sức khỏe đang có điều bất ổn. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về vấn đề này nhé!
02/08/2020 | Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân như thế nào thì an toàn? 03/06/2020 | Bong gân cổ chân: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn
1. Tìm hiểu về gân tay hay gân xanh nổi ở tay
Gân xanh hay gân tay chỉ là tên gọi nôm na, do cộng đồng sử dụng để dễ nhận diện chứ không phải tên gọi chính thức dùng trong y khoa. Thứ là chúng ta vẫn gọi là gân xanh thực chất phải là tĩnh mạch nông. Đây được xem như một trong những mạch máu bộ phận thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể. Chúng hoạt động với chức năng dẫn mãu từ các hệ cơ quan về tim, lưu trữ máu cũng như điều hòa, cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Gân xanh thực chất là tĩnh mạch dưới da
Các tĩnh mạch nông thường nằm ngay dưới lớp mô da trên tay của chúng ta nhưng không đến mức nổi gân xanh ở lòng bàn tay thấy rõ. Trong trường hợp chúng đột ngột bị nổi lên thì khả năng cao là đã phải chịu tác động nào đó và thời gian chúng nổi lên phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của tác động nói trên.
Hiện tượng nổi gân xanh có thể là vấn đề sinh lý bình thưởng, không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc cảnh báo bệnh lý nào đó.
2. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi gân xanh ở lòng bàn tay
Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến lòng bàn tay của chúng ta bị nổi gân xanh. Thường thì các chuyên gia y tế đã chia các nguyên nhân này thành hai nhóm chính để dễ phân biệt khi khám lâm sàng và chẩn đoán bệnh lý bao gồm:
Nổi gân xanh do các yếu tố khách quan
Các tác động tự nhiên và khách quan hoàn toàn có thể gây ra tình trạng lòng bàn tay xuất hiện gân xanh. Các nguyên nhân này nhìn chung không liên quan và ảnh hưởng gì đến thể trạng, sức khỏe của chúng ta. Có ba nguyên nhân chính bao gồm:
-
Do màu da và độ dày của da: Những người da trắng bao giờ cũng dễ lộ gân xanh hơn so với những người da ngăm và ngược lại. Nếu tông da của chúng ta trắng hơn mọi người xung quanh thì khả năng bị nổi gân xanh sẽ cao hơn người khác. Một trường hợp khác là do da tay quá mỏng, lớp chất béo dưới da bị tiêu biến (tiêu biểu là người già) cũng khiến các tĩnh mạch có xu hướng trồi lên cao.
-
Do vấn đề cân nặng: Khá nhiều trường hợp cơ thể đang bị gầy yếu, thiếu chất khiến lớp chất béo cơ bản không đủ che phủ toàn bộ tĩnh mạch trên cánh tay và bàn tay. Điều này sẽ trực tiếp khiến các tĩnh mạch dễ bị nhìn ra bằng mắt thường hơn.
-
Do hoạt động: Những người thường xuyên lao động mạnh hoặc các vận động viên luyện tập tay ở cường độ cao có tỷ lệ bị xuất hiện gân xanh cao hơn người bình thường. Nguyên lý của trường hợp này chính là khi chúng ta hoạt động, cơ bắp đồng thời phồng lên, đẩy các tĩnh mạch nhô lên, lộ rõ. Đối với trường hợp này thì gân xanh có thể tự lặn xuống về vị trí cũ sau một thời gian ngừng vận động.
Người thường vận động cường độ cao dễ xuất hiện gân trong lòng bàn tay
Nổi gân xanh do bệnh lý
Tay mà đặc biệt là lòng bàn tay là những nơi có hệ thống tĩnh mạch dày đặc. Tuy nhiên, chúng không dễ bị trồi lên cao một cách bất thường trừ khi cơ thể chúng ta đang gặp tình trạng không ổn định, thậm chí là mắc bệnh lý nào đó. Các trường hợp này ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn hẳn so với việc da mỏng nổi gân xanh như bên trên.
Một số trường hợp có thể dự đoán dấu hiệu cảnh báo bệnh lý bao gồm:
-
Suy tĩnh mạch: Đây là vấn đề phổ biến nhất có thể gây ra tình trạng lòng bàn tay nổi gân. Thường thì tĩnh mạch bị suy sẽ thể hiện bằng nhiều đường gân xanh to, ngoằn ngoèo, trông rất rõ và lan ra cả mu bàn tay, cánh tay. Các triệu chứng khác như căng tức hoặc đau âm ỉ tĩnh mạch có nhưng không rõ ràng, cụ thể.
-
Thấp khớp, đau lưng: Trường hợp xương khớp đang có vấn đề thì gân tay thường nổi xanh ở khu vực gần ngón tay cái.
-
Bệnh phụ khoa: Nếu nữ giới phát hiện có các gân sọc xanh cỡ vừa (thường là sọc đơn, nhìn khá rõ) phát triển về phía cổ tay, vòng cổ tay thì bạn có nguy cơ kinh nguyệt không đều hoặc dịch âm đạo có vấn đề.
Nổi gân xanh lòng bàn tay đột ngột và to, rõ có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
3. Một số phương pháp có thể giải quyết triệt để tình trạng nổi gân xanh
Nhìn chung, gân xanh tại lòng bàn tay sẽ biến mất nếu chúng ta tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hoặc trị tận gốc các bệnh lý có liên quan. Tuy nhiên, riêng trường hợp nổi gân xanh do suy hoặc giãn tĩnh mạch là cần sự can thiệp y khoa.
Hiện nay hai phương án phổ biến nhất giải quyết tình trạng nổi gân do suy tĩnh mạch bao gồm:
-
Xơ hóa tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm hoặc sử dụng sóng, laser: Cách này sẽ giải quyết nhanh chóng tĩnh trạng tĩnh mạch bị giãn, khôi phục tính thẩm mỹ cho lòng bàn tay. Nhược điểm lớn nhất của cách xơ hóa chính là dễ bị tái phát.
-
Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn: Phẫu thuật được khuyến cáo cho các trường hợp suy tĩnh mạch có biến chứng như viêm loét da hoặc có nguy cơ hoại tử. Tỷ lệ để lại di chứng hậu phẫu thuật có nhưng không quá cao.
4. Thực phẩm có thể góp phần giải quyết vấn đề nổi gân xanh ở lòng bàn tay không?
Nếu bạn chỉ đang gặp tình trạng nổi gân xanh lòng bàn tay hoặc các bộ phận khác ở mức độ nhẹ thì phương pháp bổ sung dinh dưỡng để cải thiện vấn đề là khả thi. Cụ thể, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi cho tĩnh mạch, làm dày thành mạch cũng như tăng thêm chất béo dưới biểu bì da. Các nhóm thực phẩm có ích nhất dành cho thời điểm này bao gồm:
-
Các chất xơ, ngũ cốc: Các loại rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng và làm giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một số loại hạt như hạt chia, hạt lanh không chỉ có lợi cho tĩnh mạch mà còn rất tốt cho sức khỏe của cả hai giới, có thể bổ sung hàng ngày.
Ngũ cốc và đặc biệt là hạt chia có thể hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng nổi gân xanh
-
Vitamin C và E: Hai loại vitamin này là hai chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm gốc tự do tốt. Đặc biệt, vitamin E còn có khả năng ngăn ngừa sự tạo thành các cục máu đông trong lĩnh mạch, tăng sức khỏe tim mạch. Các loại thực phẩm tiêu biểu cho hai vitamin nói trên bao gồm các loại quả họ cam, dâu tây, hạt dẻ, hạnh nhân, quả bơ,...
Vừa rồi là một số tư vấn tổng quan của MEDLATEC liên quan đến chứng nổi gân xanh ở lòng bàn tay. Nếu quý độc giả có nhu cầu được khám trực tiếp hoặc tư vấn cụ thể hơn xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 1900 56 56 56. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng quý khách trong mọi vấn đề về sức khỏe!