Ung thư cổ tử cung là một bệnh phổ biến ở nữ giới. Bệnh có thể tiến triển thầm lặng trong nhiều năm. Nhưng nếu tầm soát ung thư cổ tử cung kịp thời thì có thể điều trị bệnh hiệu quả.
27/09/2019 | Giải đáp thắc mắc tầm soát ung thư bao nhiêu tiền? 27/09/2019 | Tầm soát ung thư cổ tử cung có tốn kém hay không? 27/09/2019 | Ung thư thực quản và tầm quan trọng của tầm soát ung thư thực quản
1. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm như thế nào?
Rất khó để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng triệu chứng vì ở giai đoạn đầu bệnh thường diễn biến rất âm thầm và những dấu hiệu giống với những viêm nhiễm phụ khoa thông thường.
Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung
Tuy nhiên, một số triệu chứng sau được cho là dấu hiệu mà người bệnh ung thư cổ tử cung có thể gặp phải:
-
Xuất huyết âm đạo bất thường: Có thể xuất huyết dù không phải “ngày đèn đỏ” hoặc xuất huyết sau khi quan hệ.
-
Phụ nữ trung niên dù đã mãn kinh nhưng lại đột nhiên xuất huyết bất thường ở vùng kín.
-
Thường xuyên đau lưng, đau bụng dưới và mức độ tăng lên khi đang trong chu kỳ hoặc khi đi vệ sinh.
-
Ra nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu, màu sắc bất thường.
-
Thay đổi thói quen đi tiểu: Đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt.
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh vô phương cứu chữa nhưng vì tâm lý của người Việt Nam thường ngại khám, đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn thì cơ hội chữa khỏi bệnh rất thấp.
Thực tế, ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ có thể được điều trị dễ dàng và khả năng chữa khỏi bệnh cao, đồng thời bảo toàn được khả năng sinh sản của phụ nữ. Tùy vào mỗi trường hợp mà các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Ung thư cổ tử cung có thể gây ra những cơn đau bất thường ở bụng dưới và vùng chậu
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn thì cơ hội khỏi bệnh sẽ ít đi và quá trình điều trị bệnh cũng phức tạp hơn nhiều. Thậm chí, bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung và những vùng lân cận để hạn chế tối đa việc tế bào ung thư có thể lan sang những bộ phận khác.
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện ở giai đoạn 3 thì tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ còn 30 - 35%, ở giai đoạn 4 thì tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 15%. Như vậy để hạn chế được mức độ nguy hiểm của bệnh, cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
2. Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều trường hợp, dù chưa quan hệ vẫn mắc phải căn bệnh này. Vì thế, phụ nữ ở bất kỳ đối tượng nào cũng nên cẩn trọng với ung thư cổ tử cung. Dưới đây là một số trường hợp nên tầm soát ung thư cổ tử cung:
Đối với phụ nữ trước 21 tuổi nhưng đã quan hệ tình dục: Với đối tượng này, bác sĩ khuyên rằng, nên khám phụ khoa định kỳ hằng năm.
- Phụ nữ từ 21- 29 tuổi: Đối tượng này đã được nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh vì thế cần có ý thức tầm soát bệnh cao hơn. Chuyên gia khuyên bạn nên khám phụ khoa định kỳ hằng năm. Đồng thời, làm thêm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) mỗi 3 năm.
- Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những đối tượng này nên khám phụ khoa định kỳ hàng năm, PAP smear mỗi 3 - 5 năm. Ngoài ra họ cũng nên làm xét nghiệm HPV.
- Phụ nữ trên 65 tuổi: Những phụ nữ lớn tuổi vẫn nên khám phụ khoa định kỳ hằng năm. Họ có thể không làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung nếu trước đây đã làm xét nghiệm HPV và PAP smear đầy đủ và có kết quả là 3 tế bào học liên tục âm tính hoặc 2 Co-test liên tục âm tính trong 10 năm trong lần xét nghiệm cuối cùng khoảng 5 năm gần nhất.
- Trường hợp thấy những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, thường xuyên đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo bất thường,… thì nên tầm soát càng sớm càng tốt dù ở bất cứ độ tuổi nào.
3. Độ chính xác của tầm soát ung thư cổ tử cung
Cũng giống như nhiều xét nghiệm khác, tầm soát ung thư cổ tử cung không đảm bảo cho được những kết quả chính xác tuyệt đối. Một số trường hợp, kết quả cho thấy nhiều điều bất thường nhưng thực tế các tế bào lại hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này được cho là kết quả “dương tính giả”.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là rất cần thiết
Ngược lại, một số trường hợp, việc tầm soát lại không thể phát hiện ra những tế bào bất thường và cho ra kết quả “âm tính giả”. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh làm xét nghiệm khi đang ở chu kỳ, đồng thời cần tránh thụt rửa, quan hệ tình dục hoặc đặt thuốc âm đạo.
4. Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung
Muốn khám nhưng lại ngại khám là tâm lý nhiều phụ nữ Việt mắc phải, nhưng cần phải loại bỏ ngay quan điểm sai lầm này để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Bên cạnh tâm lý e ngại, một số trường hợp lại lo lắng về chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung. Thật ra, rất khó để biết chính xác chi phí tầm soát vì các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố và đưa ra những chỉ định xét nghiệm khác nhau dành cho từng đối tượng. Cách tốt nhất là bạn nên gọi điện đến các cơ sở y tế tin cậy để được giải đáp chi tiết.
Tiêm phòng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trở thành một địa chỉ thăm khám tin cậy hàng đầu Việt Nam suốt 23 năm qua. Bệnh viện có chi nhánh trên toàn quốc và tất cả chi nhánh trên mỗi tỉnh thành đều được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị hiện đại, tân tiến.
Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là chuyên gia danh tiếng, có kinh nghiệm nhiều năm điều trị và luôn hết lòng, tận tâm với người bệnh. Vì thế, đến bệnh viện, nhưng khách hàng lại luôn có tâm lý thoải mái, ấm áp như ở nhà.
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của quý khách hàng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đã triển khai gói tầm soát ung thư cổ tử cung từ cơ bản đến nâng cao với mức chi phí rất hợp lý cho mọi người có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu, kinh phí hoặc lời khuyên của bác sĩ.
Lựa chọn dịch vụ của bệnh viện bạn cũng không cần mất quá nhiều thời gian để xếp hàng thăm khám hay chờ đợi kết quả. Mọi thắc mắc, bạn chỉ cần liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để được tư vấn chi tiết.