Viêm tuyến mồ hôi mủ thường xảy ra sau độ tuổi dậy thì, gặp nhiều ở độ tuổi 20 đến 40 tuổi, tỉ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam và có thể kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Đây là tình trạng những khối u sưng, có hiện tượng chảy mủ, tạo thành những tổn thương sâu dưới da. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
24/03/2021 | Những triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ ai cũng nên biết
1. Triệu chứng và biến chứng của viêm tuyến mồ hôi mủ
1.1. Những biểu hiện của viêm tuyến mồ hôi mủ
Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể xảy ra ở các bộ phận trên cơ thể với những biểu hiện dưới đây:
-
Mụn đầu đen: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh. Vùng da bị bệnh có mụn đầu đen hay những khối u nhỏ có kích cỡ bằng hạt đậu và khiến người bệnh cảm thấy đau. Một thời gian sau, người bệnh có thể thấy xuất hiện thêm những khối u khác ở xung quanh đó. Những vùng thường bị viêm tuyến mồ hôi mủ là những vùng có nang lông tiết nhiều dầu và mồ hôi, hoặc những vùng hay có tình trạng da cọ xát với nhau, ví dụ như nách, háng,....
-
Xuất hiện những tổn thương sâu dưới da và hiện tượng chảy mủ: Những khối u gần nhau có thể tạo thành ổ mủ dưới da và gây tổn thương sâu, lâu lành, khi dịch mủ tiết ra có mùi hôi.
-
Một số trường hợp, những triệu chứng này chỉ xảy ra rất nhẹ nhưng với những trường hợp bệnh nhân bị thừa cân, căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố, kèm theo tình trạng nóng ẩm sẽ khiến cho những triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn. Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh thì sẽ có xu hướng giảm triệu chứng.
Viêm tuyến mồ hôi mủ có thể xảy ra ở các bộ phận trên cơ thể
Bạn nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời khi:
-
Tình trạng viêm, mụn gây đau đớn, khó chịu.
-
Các triệu chứng viêm tuyến mủ ngày càng nghiêm trọng hơn trong một vài tuần.
-
Nếu sau vài tuần điều trị, các khối u lại xuất hiện trở lại thì cũng cần đi khám để tiếp tục điều trị.
-
Nên đi khám nếu các vùng da khác cũng bị ảnh hưởng.
-
Các triệu chứng xảy ra thường xuyên.
1.2. Biến chứng của bệnh
Khi bệnh không được điều trị triệt để, kéo dài triệu chứng thì có thể gây ra các biến chứng như:
Nhiễm trùng: Những vùng da bị bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Những nốt mụn, khối u sẽ có thể tạo thành sẹo và làm thay đổi cấu trúc da, gây ra hiện tượng sẹo rỗ trên da.
Những nốt mụn, khối u sẽ có thể tạo thành sẹo
Hạn chế vận động: Khi trên cơ thể có xuất hiện những vết loét sẽ khiến người bệnh bị đau khi cử động, cọ xát, đặc biệt là khi vết thương xuất hiện ở nách hoặc đùi.
Tắc nghẽn hệ bạch huyết: Ở những vị trí tuyến mồ hôi có chứa nhiều hạch bạch huyết, nếu xảy ra hiện tượng mô sẹo sẽ gây tắc nghẽn hệ bạch huyết.
2. Những nguyên nhân gây ra viêm tuyến mồ hôi mủ
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm tuyến mồ hôi mủ. Bệnh có thể xảy ra khi những nang lông trên da bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, gen di truyền và những vấn đề của hệ miễn dịch, rối loạn chuyển hóa cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh không phải do nhiễm trùng hay tình trạng vệ sinh kém gây ra và không có tính lây truyền.
Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Tuổi tác: Phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 29 là những đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất. Những trường hợp bị bệnh khi còn nhỏ thì có nguy cơ ngày càng tiến triển và lan rộng hơn.
Điều trị bệnh bằng thuốc bôi
Giới tính: Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới.
Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người bị viêm tuyến mồ hôi mủ thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng cao hơn những trường hợp không có người thân bị bệnh
Béo phì: Những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị viêm tuyến mồ hôi mủ cao hơn những người có cân nặng ổn định.
Hút thuốc lá cũng làm tăng triệu chứng viêm mồ hôi tuyến mủ.
3. Phương pháp điều trị viêm mồ hôi tuyến mủ
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho bệnh nhân. Trong trường hợp, bệnh nhân có hiện tượng chảy dịch mủ, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch này để làm xét nghiệm và đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh nhân sẽ được điều trị tích cực.
Những phương pháp điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ phổ biến là sử dụng thuốc và phẫu thuật hoặc kết hợp cả 2 phương pháp này. Mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp riêng. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc
Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như kem bôi có chứa kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng. Ngoài ra, một số loại thuốc uống có tác dụng toàn thân, thuốc giảm đau cũng mang lại những hiệu quả nhất định.
Cần lưu ý, tuân thủ đúng theo đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý giảm liều lượng hoặc tự ý dừng thuốc.
Phẫu thuật
Loại bỏ tổn thương sâu, bóc tách khối u đối với những trường hợp nghiêm trọng. Có thể ghép một mảng da khác đắp vào vết thương sau phẫu thuật.
Không nên mặc quần áo bó sát, tránh ra mồ hôi và giảm nguy cơ mắc bệnh
Cắt bỏ mô tế bào với dao điện: Phẫu thuật cắt bỏ mô da bị tổn thương bằng dao điện.
-
Để phòng ngừa những triệu chứng viêm tuyến mồ hôi.
-
Nên giảm cân nếu bạn đang có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Hãy điều chỉnh để cân nặng trở về mức ổn định, khỏe mạnh để phòng ngừa nhiều loại bệnh tật.
-
Bỏ hút thuốc.
-
Có thể dùng các dung dịch vệ sinh, sát trùng ngoài da.
-
Nếu có xuất hiện khối u nên chườm khăn ấm lên trên các khối u, đẩy dịch mủ chảy ra ngoài.
-
Nên mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt.
-
Tránh cọ xát vào vùng da đang tổn thương.
-
Không dùng nước hoa hay các chất khử mùi lên vùng da đang bị tổn thương.
Trên đây là những kiến thức về triệu chứng viêm tuyến mồ hôi mủ và cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn trực tiếp.