Xét nghiệm Triple test nằm trong gói tầm soát dị tật thai nhi nhằm phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh nếu có. Tuy là một xét nghiệm phổ biến nhưng nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về xét nghiệm này. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích nhất về xét nghiệm Triple test.
11/03/2020 | Những phương pháp sàng lọc trước sinh mẹ bầu nhất định phải biết 04/02/2020 | Chẩn đoán, sàng lọc trước sinh với xét nghiệm QF-PCR 13/12/2019 | Xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh - "Ring" ngay ưu đãi lớn 05/11/2019 | Ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh mẹ bầu không được bỏ qua
Xét nghiệm Triple test là gì?
Xét nghiệm Triple test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện thông qua việc lấy máu của những phụ nữ mang thai khi thai nhi từ 15 - 20 tuần tuổi để phân tích nhằm phát hiện những nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
Nằm trong gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh gồm xét nghiệm Double test và Triple test sẽ giúp tầm soát hội chứng Down (do thừa một nhiễm sắc thể số 21), hội chứng Patau (bất thường nhiễm sắc thể số 13), hội chứng Edwards (do thừa một nhiễm sắc thể số 18) và nguy cơ dị tật ống thần kinh từ đó đưa ra được định hướng chẩn đoán.
Hình 1: Xét nghiệm Triple test giúp sàng lọc nguy cơ dị tật trước sinh.
Xét nghiệm Triple test phân tích 3 chỉ số liên quan đến thai nhi là:
-
AFP: là một protein được sản xuất ở gan thai nhi đang phát triển.
-
hCG: là hormone được sản xuất ở nhau thai.
-
UE3: là Hormone Estriol dạng tự do được sản xuất ở gan và nhau thai của bào thai.
2. Vì sao cần làm xét nghiệm Triple test?
Xét nghiệm triple test được thực hiện nhằm theo dõi quá trình phát triển của thai nhi đồng thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tất cả phụ nữ mang thai đều nên đi làm xét nghiệm, tuy nhiên một số trường hợp sau việc làm xét nghiệm là bắt buộc:
- Vợ chồng mong muốn có con nhưng người thân trong gia đình mắc bệnh liên quan đến yếu tố di truyền.
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. Tuổi người mẹ càng cao thì nguy cơ dị tật tăng theo.
- Sảy thai nhiều lần, có tiền sử sinh non, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
- Đã từng sinh con dị tật.
- Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường.
- Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai.
- Thai phụ hút thuốc lá hay tiếp xúc với các chất phóng xạ, sử dụng thuốc trong quá trình mang thai.
Để tránh những nguy cơ không mong muốn xảy ra bạn nên làm những xét nghiệm sàng lọc theo chỉ định của bác sĩ và nên nghe theo cách hướng dẫn tư vấn của bác sĩ.
3. Kết quả xét nghiệm nói lên điều gì?
Xét nghiệm Triple test được thực hiện từ tuần 15 - 20 của thai kỳ nhưng để kết quả chính xác nhất nên thực hiện xét nghiệm vào tuần thai 16 - 18. Kết quả xét nghiệm này được phân tích trên máy tính dựa theo số tuổi của mẹ, cân nặng của mẹ, tuổi thai của con và chủng tộc.
- Khoảng tham chiếu của xét nghiệm Triple test đều bằng 1 MoM.
Kết quả xét nghiệm cho thấy:
- Nếu hàm lượng AFP cao (AFP>2.5MoM): thai nhi có nguy cơ mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não. Trong trường hợp này bạn nên đi kiểm tra siêu âm chi tiết để đánh giá hộp sọ và cột sống thai nhi với mục đích tìm khuyết tật ống thần kinh. Ngoài ra nồng độ AFP tăng cao có thể do thai phụ mắc một số bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan,...
- Nếu hàm lượng AFP thấp (AFP<0.4MoM), lượng hCG >2.5MoM và Estriol <0.5MoM : thai nhi nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc các bất thường di truyền khác.
Trong trường hợp thấy có nguy cơ sau khi làm xét nghiệm bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ nên thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn như: xét nghiệm NIPT hay chọc ối.
Hình 2: Xét nghiệm được phân tích trên máy nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số của xét nghiệm như: tính toán sai tuổi thai, trường hợp thai đôi sẽ sản xuất ra nhiều dấu ấn này hơn,... Do vậy, để xét nghiệm chính xác thai phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi xét nghiệm bạn nên nhịn ăn sáng.
-
Bạn nhớ mang theo kết quả siêu âm tuần 12 để điền các thông tin chính xác nhất.
-
Biết rõ về tiền sử gia đình 3 đời có ai mắc bệnh dị tật bẩm sinh không? Có ai tham gia chiến tranh và bị chất độc màu da cam không?
-
Trong trường hợp kết quả có bất thường bạn nên bàn bạc với chồng và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định các kỹ thuật chẩn đoán tiếp theo.
4. Ưu điểm và nhược điểm của xét nghiệm Triple test.
Xét nghiệm Triple test có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
-
Đây là xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn nên không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
-
Không dẫn đến nguy cơ sảy thai.
-
Kết quả là yên tâm nếu nguy cơ bất thường là thấp.
Nhược điểm:
-
Xét nghiệm này chỉ để sàng lọc chứ không khẳng định thai nhi thực sự mắc bệnh hay không.
-
Triple test không sàng lọc được tất cả các bệnh dị tật.
-
Để kết quả chính xác cần phối hợp với các kỹ thuật khác như siêu âm.
-
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm có bất thường mà bắt buộc phải tiến hành chọc ối thì đây là thủ thuật có tiềm ẩn rủi ro.
Hình 3: Thai phụ nên bàn bạc với chồng và lắng nghe tư vấn của bác sĩ
Để giúp con sinh ra an toàn và khỏe mạnh các mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên trong suốt thai kỳ và việc thực hiện những xét nghiệm sàng lọc trước sinh là cần thiết.
Hiện nay xét nghiệm sàng lọc trước sinh được triển khai thực hiện ở đa số các cơ sở khám chữa bệnh nhưng bạn nên chọn nơi uy tín an toàn để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ khám chữa bệnh trọn gói, các xét nghiệm tầm soát này đã nằm trong gói khám trước sinh giúp bạn theo dõi sức khỏe thai kỳ của mình một cách đầy đủ nhất. Với 24 năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tâm với nghề thì việc lựa chọn bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để chăm sóc sức khỏe là sự lựa chọn đúng đắn.
Liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 1900565656 để đặt lịch khám và được tư vấn.