So với các loại ung thư khác, ung thư xương là bệnh hiếm gặp và không có triệu chứng rõ ràng, nên rất khó để phát hiện bệnh sớm. Dưới đây là những thông tin hữu ích về ung thư xương, đặc biệt là phương pháp tầm soát ung thư xương mà bạn không nên bỏ qua.
10/12/2019 | Tầm soát ung thư MEDLATEC - lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn 10/12/2019 | Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu tốt nhất Hà Nội? 09/12/2019 | Những thông tin hữu ích trong quá trình xét nghiệm ung thư tử cung
1. Ung thư xương là gì?
Ung thư xương là loại ung thư được liên kết từ tế bào tạo xương, tế bào sụn và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh thường gặp ở đối tượng thanh niên trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.
Ung thư xương là bệnh hiếm gặp
Ung thư xương được chia làm 2 loại:
Ung thư xương nguyên phát: Là những trường hợp mắc bệnh nhưng chưa rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, một số ca bệnh được xác định là do yếu tố di truyền hoặc từng phơi nhiễm với phóng xạ.
Ung thư xương thứ phát: Đa số bệnh nhân mắc ung thư xương thứ phát. Những trường hợp này là do di căn từ những loại ung thư ở các vị trí khác trong cơ thể như ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hay ung thư vú,...
2. Triệu chứng bệnh ung thư xương
Nếu bạn nhận thấy những bất thường, cần tầm soát ung thư xương sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Triệu chứng ung thư xương ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng khá mơ hồ và dễ bị bỏ qua, ở giai đoạn muộn những biểu hiện sẽ rõ ràng hơn.
Người bệnh có triệu chứng đau nhức xương
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu:
-
Thường xuyên mệt mỏi, đau nhức chân tay.
-
Đau xương và nhận thấy một vùng xương có hiện tượng nóng hơn.
-
Chân tay yếu hơn và có cảm giác tê bì hoặc đau nhức không rõ ràng.
Triệu chứng ung thư xương ở giai đoạn phát triển
-
Bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên, sốt nhẹ và sút cân không rõ nguyên nhân.
-
Mức độ đau xương tăng rõ rệt và cảm giác xương rất yếu. Những cơn đau liên tục và dù dùng thuốc giảm đau nhưng vẫn không đỡ.
-
Xương to lên ở một vài vị trí trong cơ thể.
-
Gãy xương dù không có chấn thương xảy ra.
-
Người bệnh có thể nhận thấy cơ thể nổi hạch ngoại vi.
3. Những ai nên tầm soát ung thư xương?
Theo các chuyên gia, một số vị trí thường gặp khi mắc ung thư xương là vùng đầu trên xương chày, đầu xương cánh tay, vùng đầu dưới xương đùi,…
Một số đối tượng dưới đây nên đi tầm soát ung thư xương càng sớm càng tốt:
- Hội chứng gen di truyền: Nếu bạn có hội chứng Fraumeni hay u nguyên bào võng mạc di truyền thì nguy cơ ung thư xương của bạn sẽ cao hơn những người bình thường khác.
- Bệnh Paget xương: Là một bệnh gây nên do rối loạn tái tạo xương, quá trình tái tạo tế bào bình thường của cơ thể, dần dần những mô xương mới sẽ hình thành và thay thế những mô xương cũ. Tuy nhiên những mô xương mới này rất bất thường và khiến xương dễ gãy. Bệnh này phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.
- Những người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường phóng xạ.
4. Phương pháp tầm soát ung thư xương
Để tầm soát ung thư xương, các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh khác nhau. Tùy từng đối tượng, các bác sĩ sẽ chỉ định những loại xét nghiệm phù hợp.
- Chụp X - quang xương thẳng nghiêng: Đây là cách để xác định số lượng, vị trí và những tổn thương của xương và sự xâm lấn phần mềm của nó như thế nào.
- Chụp cắt lớp vi tính: Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy mức độ lan rộng của tổn thương ở trong xương hay ngoài xương ra sao.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đánh giá được sự lan rộng của tổn thương trong xương, trong tủy xương, sự xâm lấn của bệnh với hệ thần kinh, mạch máu.
Chụp Cộng hưởng từ giúp tầm soát ung thư xương
- Sinh thiết: Các bác sĩ sẽ tùy vào những trường hợp cụ thể để lựa chọn sinh thiết mở hoặc sinh thiết kim lớn để chẩn đoán, phân loại bệnh và xác định tình trạng của tổn thương.
- Ngoài ra, trong quy trình tầm soát ung thư xương, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp xạ hình xương, chụp PET/CT, siêu âm ổ bụng hay chụp X - quang phổi để có thể xác định tình trạng di căn của ung thư xương.
5. Các phương pháp điều trị ung thư xương
Trong điều trị ung thư xương, các bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Những phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến nhất là phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.
- Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật là cách để các bác sĩ loại bỏ khối u để ngăn ngừa tình trạng di căn của bệnh.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư xương
Nguyên tắc: Chuyên gia loại bỏ hết khối u cũng như tế bào ung thư ở vị trí tổn thương những vùng lân cận. Một số trường hợp nghiêm trọng phải cắt cụt chi.
- Hóa chất: là phương pháp sử dụng những loại thuốc chuyên biệt để tiêu diệt những tế bào ung thư. Điều trị hóa chất có thể được thực hiện trước hoặc sau khi phẫu thuật. Trước phẫu thuật, hóa trị có tác dụng làm khối u ngừng phát triển và teo nhỏ lại. Sau phẫu thuật, hóa trị giúp tiêu diệt những tế bào ung thư chưa được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp dùng những tia xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư, khiến những tế bào này không thể phát triển và di căn. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật.
Để tầm soát ung thư xương và điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng tốt. Nếu còn băn khoăn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
MEDLATEC được đầu tư về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc quy mô lớn hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ bệnh viện đều là các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, có chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh.
Tầm soát ung thư xương tại MEDLATEC
Quy trình khám chữa bệnh tại MEDLATEC rất nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo độ chính xác cao. Đội ngũ nhân viên tư vấn chu đáo, nhiệt tình khiến khách hàng luôn an tâm, thoải mái khi lựa chọn dịch vụ tại đây.
Mọi thắc mắc về tầm soát ung thư xương cũng như những vấn đề về sức khỏe hoặc mong muốn được đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.