Gan là một cỗ máy quan trọng, là nơi tiếp nhận các yếu tố bên ngoài tác động xấu đến cơ thể. Do đó, gan là bộ phận rất dễ gặp phải các tác nhân gây nên bệnh lý. Xơ gan cổ trướng bệnh học là một biến chứng nghiêm trọng của xơ gan, đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh, khi mà nhu mô gan và các tế bào gan bị phá huỷ trầm trọng, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng.
26/11/2019 | Xơ gan cổ trướng là gì, có thể phòng tránh bệnh bằng cách nào? 19/11/2019 | Xơ gan cổ trướng điều trị như thế nào hiệu quả nhất? 19/11/2019 | Giải đáp thắc mắc: Xơ gan mất bù sống được bao lâu 19/11/2019 | Xơ gan giai đoạn cuối có chữa được không?
1. Thế nào là xơ gan cổ trướng bệnh học?
Gan có chức năng giải độc cho cơ thể, là trung tâm của quá trình chuyển hoá, đồng thời nó cũng tham gia vào sự hình thành hệ miễn dịch của cơ thể. Một khi gan bị tổn thương bởi bất kì tác nhân nào, chức năng gan bị ảnh hưởng dẫn đến cơ thể mất cân bằng, sinh ra các bệnh lí nguy hiểm cho toàn cơ thể.
Xơ gan cổ trướng bệnh học là tình trạng suy giảm chức năng gan trầm trọng do các yếu tố gây hại cho gan. Ở giai đoạn này, chức năng gan hầu như không phục hồi được. Biểu hiện điển hình của xơ gan cổ trướng bệnh học là phần bụng phình to do hiện tượng tích nước xoang bụng.
Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng:
Bất kỳ tác nhân nào có hại cho gan sẽ tác động lên tế bào Kupffer, kích thích tế bào này sản sinh ra nhiều các yếu tố gây viêm TGF-β. Các yếu tố này kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi một cách bất thường khiến gan bị xơ hoá, không thực hiện được vai trò của mình. Chức năng gan suy giảm dẫn đến một loạt các hậu quả, trong đó là hiện tượng tích nước ở xoang bụng.
Các tác nhân gây hại cho gan bao gồm:
-
Nhiễm trùng: nhiễm các virus gây viêm gan lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan.
-
Các chất độc hại: bia, rượu, các chất kích thích, hoá chất,… bắt gan hoạt động nhiều dẫn đến suy giảm chức năng gan trầm trọng cũng dẫn đến xơ gan.
-
Xơ gan do tắc mật.
-
Hệ miễn dịch hoạt động không bình thường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của gan.
-
Các yếu tố di truyền cũng có thể dẫn đến bệnh xơ gan.
Các yếu tố độc hại dẫn đến xơ gan cổ trướng
2. Cơ chế hình thành xơ gan cổ trướng bệnh học
Ở người khoẻ mạnh, áp suất thẩm thấu và áp suất keo của máu luôn được ổn định giúp cân bằng nước trong lòng mạch và trong tế bào.
Tuy nhiên, khi chức năng gan thay đổi sẽ dẫn đến sự tạo thành các protein huyết tương bị cản trở dẫn đến thay đổi áp lực keo của máu. Sự thay đổi này khiến áp suất giữa nước trong lòng mạch và nước trong tế bào thay đổi. Kéo theo đó thì nước và các chất trong huyết thanh sẽ đi từ lòng mạch vào các xoang trong cơ thể, gần nhất là xoang bụng, gây nên hiện tượng tích nước và dịch trong xoang bụng khiến bụng phình to.
Bụng phình to trong xơ gan cổ trướng bệnh học
3. Chẩn đoán xơ gan cổ trướng bệnh học
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
Xơ gan giai đoạn đầu rất khó phát hiện do không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Cho đến khi bước qua giai đoạn cổ trướng thì bệnh tình đã diễn biến phức tạp. Giai đoạn này thường có các triệu chứng sau:
-
Mệt mỏi, buồn nôn, xanh xao, thiếu máu.
-
Không muốn vận động.
-
Vàng da, vàng mắt, vàng niêm mạc.
-
Suy giảm thị lực.
-
Bụng phình to do tích nước xoang bụng, các mạch máu ở bụng nổi rõ.
-
Cơ thể dễ bị mắc các bệnh thông thường do hệ miễn dịch suy giảm.
-
Tiêu hoá kém do ảnh hưởng đến chức năng tiết mật của gan,...
Chẩn đoán bằng phương pháp sinh thiết gan
Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế để lấy một mẫu tế bào gan từ cơ thể bệnh nhân, sau đó đem các tế bào đi xét nghiệm để cho ra kết quả.
Ngoài ra, cần kết hợp với khám lâm sàng, xét nghiệm máu, chọc dịch ổ bụng, chụp CT,… để phối hợp chẩn đoán.
4. Các biện pháp can thiệp cho bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng
Với sự tiến bộ của y học và khoa học kĩ thuật, ngày nay bệnh xơ gan cổ trướng có thể được can thiệp bởi các phương pháp sau:
Chọc hút dịch xoang bụng:
Bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng thường được điều trị kết hợp phương pháp chọc hút dịch xoang bụng để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra. Theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân sẽ được chọc hút dịch xoang bụng theo định kỳ. Phương pháp này khá dễ thực hiện, tuy nhiên sẽ để lại nhiều rủi ro cho bệnh nhân như: nhiễm trùng ổ bụng, đe doạ tính mạng bệnh nhân,…
Kỹ thuật chọc hút dịch màng bụng được áp dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng
Kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc:
Kỹ thuật này là quy trình tách chiết các tế bào gốc của tuỷ xương đem đi nuôi cấy. Sau đó các tế bào này sẽ được chuyển lại vào động mạch gan để vào cơ thể bệnh nhân. Các tế bào này có chức năng làm chậm quá trình xơ hoá, tăng sinh mạnh giúp phục hồi các tế bào gan đã bị tổn thương. Thậm chí, các tế bào gốc tủy này còn có thể biệt hoá thành tế bào gan lành.
Kỹ thuật ghép gan:
Trong trường hợp bệnh nhân bị xơ gan nặng, chức năng gan suy giảm trầm trọng, thậm chí gan không còn giữ được chức năng của mình thì ghép gan là phương pháp được bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ gan và thay thế bởi gan của người hiến tặng tương thích. Tuy nhiên phương pháp này khá đắt và không phải lúc nào cũng tìm được người hiến tạng tương thích.
Điều trị xơ gan cổ trướng bệnh học bằng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp:
-
Hiện nay có nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị xơ gan và phục hồi chức năng gan.
-
Bên cạnh đó bệnh nhân phải tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn uống và sinh hoạt như: không được sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất gây hại cho gan; chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, ít dầu mỡ, tinh bột; thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng,…
-
Biện pháp này chỉ hỗ trợ trong việc điều trị xơ gan, giúp quá bệnh không tiến triển theo chiều hướng xấu. Còn nếu muốn điều trị có kết quả tốt phải tiến hành ghép gan hoặc cấy tế bào gốc.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị xơ gan có kết quả tốt hơn
Trên đây là những thông tin cung cấp về xơ gan cổ trướng bệnh học. Qua bài viết này, mong bạn đã hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh và nhận thức được việc quan trọng phải bảo vệ sức khoẻ của mình. Nếu có điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi thông qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí.