Ngày nay, với việc các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh ngày càng mở rộng, đặc biệt, với phụ nữ khi mang thai, ngoài siêu âm thai là phương pháp phổ biến nhất để khảo sát hình ảnh thai nhi qua các thời kỳ phát triển thì chụp MRI khi mang thai cũng đang dần xuất hiện nhiều hơn. Vậy, chúng ta cần biết những gì về chụp MRI khi mang thai.
04/09/2021 | Giải đáp thắc mắc: chụp MRI tử cung phát hiện bệnh gì? 27/07/2021 | Chụp cộng hưởng từ tim là gì? Tại sao cần chụp MRI tim? 26/07/2021 | Khi nào cần chụp cộng hưởng từ? Chụp MRI có hại sức khỏe không? 26/07/2021 | Giải đáp: Chụp MRI được áp dụng cho những cơ quan nào trên cơ thể?
1. Mục đích chụp MRI khi mang thai
Không phải tất cả mọi phụ nữ mang thai đều được chỉ định chụp MRI trong thai kỳ. Chụp MRI khi mang thai cho hình ảnh các lát cắt qua các cấu trúc của cơ thể, giúp bác sỹ có nhận định rõ ràng về hình ảnh nhờ độ phân giải cao khi đặt cơ thể vào trong từ trường mạnh, từ đó tạo các tín hiệu khác nhau do tính chất khác nhau của các tổ chức trong cơ thể.
Chụp MRI khi mang thai được thực hiện đầu tiên từ năm 1983 để đánh giá bánh nhau và thai, thông thường sẽ thực hiện trong quý 2 hoặc quý 3 của thai kỳ, với các mục đích sau:
- Khẳng định lại những bất thường trên siêu âm
- Phát hiện thêm một số bất thường khác hay bất thường phối hợp mà siêu âm không phát hiện được
- Từ việc phát hiện các bất thường để đưa ra chẩn đoán và có hướng xử trí thích hợp: tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ
Các chuỗi xung, kinh nghiệm của người đọc và chất lượng hình ảnh có sự khác biệt giữa các trung tâm.
Hình ảnh minh họa quá trình phát triển của thai nhi
2. Chống chỉ định của chụp MRI khi mang thai và lưu ý
Chụp MRI là đặt người bệnh vào trong một từ trường mạnh, dựa vào sự cộng hưởng từ để tạo tín hiệu, sau đó tạo ra hình ảnh, do đó, nó sẽ chống chỉ định với những người bệnh có dụng cụ kim loại trong người như đang đặt máy tạo nhịp, van tim nhân tạo, ốc tai điện tử, dụng cụ tử cung, khớp nhân tạo, cầu răng, kẹp phẫu thuật, kẹp phình mạch não, bình oxy…
- Một số lưu ý trước khi chụp
+ Không sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như cafe, rượu, bia.
+ Mặc áo quần thoải mái và loại trừ các dụng cụ kim loại trước khi lên bàn chụp
+ Khai báo cho nhân viên y tế về tiền sử bệnh tật, đặc biệt trong trường hợp có can thiệp phẫu thuật trước đây.
+ Phụ nữ mang thai nên đi vệ sinh trước khi chụp vì quá trình chụp sẽ mất khoảng 30 phút đến 1h
+ Quá trình chụp cơ thể có thể sẽ nóng lên và chịu tiếng ồn, sản phụ có thể đeo tai nghe nếu cần
Hình ảnh thai nhi trong chụp MRI
3. Chụp MRI khi mang thai giúp phát hiện những bệnh lý gì?
- Với độ phân giải cao, MRI giúp đánh giá chi tiết sự phát triển cấu trúc nhu mô não, do đó, đối với những trường hợp mẹ có tiền căn thai kỳ trước có bất thường nghiêm trọng về não (ví dụ như bất thường về rãnh não, lạc chỗ chất xám…) sẽ được chỉ định chụp MRI kể cả siêu âm bình thường. Một số bất thường khác hoặc bất thường phối hợp như bất thường hố sau, thùy nhộng, bất sản thể chai, dãn não thất, bất sản vách trong suốt, tật đầu nhỏ, thoát vị não-màng não.
- Đối với nhóm thai kỳ có nguy cơ cao (nhiễm trùng bào thai, song thai một bánh nhau), MRI giúp đánh giá thiếu máu hoặc đánh giá sự phát triển của thai còn lại
- Đánh giá các bất thường hệ tiết niệu, thoát vị hoành, khiếm khuyết thành bụng, u bạch huyết, đặc biệt đánh giá sự lan rộng của u bạch huyết vào khí phế quản, phổi biệt lập, một số bất thường tim bẩm sinh.
- Đánh giá kịp thời các bất thường phần phụ của thai: Rau tiền đạo, rau cài răng lược để có hướng xử trí phù hợp
- Đặc biệt, đối với những thai phụ bị béo phì hoặc thiểu ối thì MRI là một phương tiện vô cùng hữu ích nhằm đánh giá hầu hết các dị tật thai cũng như các chỉ số thông thường của thai khi mà siêu âm rất hạn chế.
Hình ảnh MRI phát hiện dị tật thai nhi
4. Những hạn chế của chụp MRI khi mang thai
- Hạn chế trong đánh giá thai quý 1, vì lúc này thai nhi còn nhỏ nên dựng hình kém, không đánh giá được các cấu trúc chi tiết hơn so với siêu âm
- Đối với một số bất thường của u thai nhi, do không tiêm thuốc tương phản nên sẽ hạn chế đánh giá tưới máu vào khối u, đây cũng là một hạn chế so với siêu âm, khi siêu âm có thể phổ Doppler màu để đánh giá tưới máu một cách rõ ràng hơn.
- Thai nhi chuyển động trong quá trình chụp nên có thể gây ảnh giả, một số trường hợp mẹ không nằm lâu được cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình chụp.
5. Chụp MRI khi mang thai có ảnh hưởng gì đến an toàn mẹ bầu hay thai nhi không?
Khác với việc phải chịu một lượng tia như Xquang hay chụp cắt lớp vi tính (CT), ảnh hưởng đến mẹ và gây dị tật thai nhi thì qua nhiều năm nghiên cứu trên một lượng lớn thai phụ, người ta cho rằng MRI không ảnh hưởng đến an toàn thai nhi, tuy nhiên, chỉ nên chụp khi có chỉ định của bác sỹ cũng như không có các chống chỉ định như trên
- Hiện nay, hầu hết các bác sỹ không khuyến cáo việc tiêm thuốc tương phản để chụp MRI, vì không đánh giá được lượng thuốc qua máu mẹ vào thai nhi, do đó, không đảm bảo an toàn cho thai nhi.
6. Chụp MRI khi mang thai ở đâu?
Chụp MRI khi mang thai là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, đòi hỏi chất lượng máy tốt và người đọc đầy kinh nghiệm, vì thế, không phải tất cả các bệnh viện và phòng khám đều được trang bị đầy đủ. Những thai phụ nếu có các chỉ định hoặc mong muốn chụp MRI có thể đến với Bệnh viện đa khoa Medlatec để được tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan. Bệnh viện đa khoa Medlatec - địa chỉ tin cậy cho tất cả người dân với máy MRI 1.5 Tesla và đội ngũ chuyên gia, bác sỹ giàu kinh nghiệm.
Hình ảnh chụp MRI tại Bệnh viện đa khoa Medlatec
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị được trang bị những hệ thống chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay với máy MRI 1.5 Tesla, được vận hành bởi đội ngũ chuyên gia, bác sỹ giàu kinh nghiệm.Để tham khảo thêm về các dịch vụ của MEDLATEC, quý khách vui lòng tìm kiếm thông tin tại website chính thức của bệnh viện: https://medlatec.vn/ hoặc đặt lịch khám thông qua tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.