Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được các bác sĩ chỉ định trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Hiện nay kỹ thuật này đã trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân khi được chỉ định chụp cộng hưởng từ cũng còn nhiều thắc mắc, điển hình như: Khi nào cần chụp cộng hưởng từ và chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
03/05/2021 | Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng trong trường hợp nào? 28/10/2020 | Giá chụp cộng hưởng từ MRI hiện nay là bao nhiêu? 24/10/2020 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - ưu và nhược điểm 24/10/2020 | Chụp cộng hưởng từ đầu gối giúp phát hiện bệnh lý nào?
1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?
Chụp cộng hưởng từ hay còn thường được gọi là chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging). Đây là một trong những công nghệ chẩn đoán hình ảnh y khoa đang được chỉ định phổ biến trong quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Công nghệ chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật dựa trên từ trường kết hợp với sóng radio khi đi qua vị trí cơ thể cần chẩn đoán sẽ cho ra hình ảnh giải phẫu của bộ phận bên trong cơ thể. Kết quả cho ra sau khi chụp cộng hưởng từ là tập hợp các lớp cắt theo 3D một cách rõ nét đến từng chi tiết của bộ phận bên trong. Điều này giúp các y bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng bệnh lý cũng như đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Chụp cộng hưởng từ là gì?
Có thể nói, so với các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, siêu âm,… thì chụp MRI mang đến hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân thuộc về bệnh lý mạch máu, xương khớp,… chẩn đoán bằng các phương pháp thông thường sẽ không đảm bảo về độ chính xác cũng như gây khó khăn trong quá trình khám bệnh của bác sĩ.
2. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ?
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao cấp có chi phí tương đối cao tại các cơ sở khám chữa bệnh. Vì thế, không phải tất cả các trường hợp bệnh lý đều được chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ. Vậy khi nào cần chụp cộng hưởng từ? Mời bạn tham khảo một số bệnh lý thường được yêu cầu chụp MRI.
2.1. Các bệnh lý liên quan đến mạch máu
Thông thường, các bệnh lý liên quan đến mạch máu như mạch máu não, mạch máu tim, mạch máu gan,… không thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nếu chỉ dựa vào những triệu chứng bên ngoài. Chính vì thế trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) để theo dõi tình trạng bên trong thông qua hình ảnh cắt lớp MRI. Một số các bệnh lý liên quan đến mạch máu sẽ được chỉ định chụp MRI:
Chỉ định chụp MRI đối với các bệnh lý về mạch máu
2.2. Nghi ngờ có khối u bên trong các bộ phận
Kích thước các khối u thường rất bé và khó có thể kiểm tra bằng các kỹ thuật thông thường vì thế đối với các bệnh lý nghi ngờ có u tại các bộ phận bên trong cơ thể sẽ được chỉ định chụp MRI. Một số bệnh lý có thể phát hiện sớm nếu thực hiện chụp ảnh cộng hưởng từ:
-
Khối u tuyến yên, tuyến tụy, tuyến giáp để phát hiện sớm các bệnh ung thư.
-
U xương, lymphoma,…
-
Khối u nằm ở các vị trí như gan, mật, đường tiêu hoá (dạ dày, trực tràng,…).
-
Ư xơ, u nang tử cung, buồng trứng, u vú,…
Chụp MRI toàn thân là phương pháp tầm soát sớm bệnh ung thư
Có thể nói kỹ thuật chụp MRI không chỉ được chỉ định trên các bệnh nhân ung thư mà đây còn là phương pháp tầm soát sớm bệnh ung thư cho người khỏe mạnh. Hiện nay các gói khám sức khỏe tổng quát tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai bổ sung các phương pháp tầm soát ung thư toàn thân bằng cách chụp MRI. Hầu hết các bệnh nhân ung thư phát hiện sớm đều có cơ hội chữa trị và hồi phục bình thường.
2.3. Chẩn đoán các bệnh liên quan đến xương khớp
Hiện nay, các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp đang trở nên ngày càng phổ biến và phức tạp hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đối với bệnh lý xương khớp nếu không được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Chụp MRI sẽ giúp bác sĩ phát hiện được các tổn thương xương khớp từ sớm. Qua đó, hỗ trợ tốt việc làm giảm giai đoạn bệnh cũng như tăng hiệu quả điều trị.
Vì vậy, đối với các bệnh nhân cơ xương khớp thường sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ để theo dõi chính xác hơn. Vậy khi nào cần chụp ảnh MRI xương khớp?
Các bệnh xương khớp sẽ được chẩn đoán chính xác dựa trên hình ảnh chụp MRI
-
Các trường hợp tràn dịch khớp gối, xương chậu, xương bánh chè,…
-
Gãy xương, nứt xương,…
-
Thoát vị đĩa đệm lưng, cổ; dấu hiệu thoái hoá đốt sống lưng, cổ.
-
Chấn thương dây chằng, rách dây chằng, đứt dây chằng hoặc rách sụn, vỡ sụn,…
-
Viêm khớp, viêm đa khớp, viêm tuỷ xương khớp,…
-
Các loại u xương, lao xương,…
3. Chụp cộng hưởng từ có hại cho sức khỏe không?
Như vậy, các bạn đã nắm được câu trả lời cho thắc mắc "khi nào cần chụp cộng hưởng từ". Khi nhắc đến các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như X-quang, chụp CT,… các bệnh nhân thường lo ngại về việc sử dụng các loại tia tử ngoại đi qua cơ thể sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe. Công nghệ chụp cộng hưởng từ hoạt động trên nguyên lý từ trường để quét qua hình ảnh cơ thể nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe con người.
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ và chụp MRI có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Còn đối với các trường hợp chụp cộng hưởng từ có sử dụng thuốc đối quang từ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng các chỉ số của cơ thể trước khi thực hiện nhằm đảm bảo tránh trường hợp phản ứng gây hại cơ thể. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân có bệnh lý về thận.
Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai khi thực hiện chụp MRI có thể ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì từ trường cũng như tiếng ồn trong quá trình ghi nhận hình ảnh. Chính vì thế các bác sĩ sẽ cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho thai phụ chụp ảnh MRI trong chẩn đoán bệnh lý.
4. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ (MRI)
-
Thông báo với bác sĩ chỉ định nếu có các loại thiết bị hỗ trợ bên trong cơ thể bằng kim loại như nẹp xương, máy trợ tim, máy trợ thính,… Đây là các trường hợp chống chỉ định và cần có sự cân nhắc, theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Bởi vì từ trường trong quá trình chụp cộng hưởng từ đi qua các vị trí có kim loại sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
Cần lưu ý gì khi chụp cộng hưởng từ (MRI)?
-
Tháo các phụ kiện kim loại như đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, bông tai,… và tuân thủ quy định về việc thay trang phục chuyên dụng để đảm bảo chất lượng hình ảnh MRI.
-
Với các trường hợp sử dụng thuốc đối quang từ để giúp các mô, cơ hiển thị rõ nét hơn thì cần lưu ý các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… để được xử lý kịp thời. Đồng thời nếu bệnh nhân có các bệnh liên quan đến thận cần kiểm tra chỉ số chức năng thận trước khi thực hiện chụp MRI.
-
Trong quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ người bệnh cần giữ tư thế nằm im để tránh gây nhiễu kết quả hình ảnh chụp.
-
Nếu người bệnh gây mê trong quá trình chụp cộng hưởng từ thì cần có người thân đi cùng để tránh các trường hợp choáng, buồn nôn, chưa tỉnh táo,… do tác dụng phụ của thuốc gây mê.
-
Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường trong lúc chụp MRI hoặc sau khi chụp cần liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cũng như khi nào cần chụp cộng hưởng từ. Đừng quên những chia sẻ các lưu ý khi chụp cộng hưởng từ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.