Để phục vụ việc theo dõi và chẩn đoán tình hình sức khỏe, các bác sĩ thường áp dụng các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Trong số đó phải kể đến phương pháp chụp cộng hưởng từ. Vậy quy trình chụp cộng hưởng từ diễn ra như thế nào?
24/10/2020 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - ưu và nhược điểm 24/10/2020 | Chụp cộng hưởng từ đầu gối giúp phát hiện bệnh lý nào? 24/10/2020 | MEDLATEC - cơ sở y tế chụp cộng hưởng từ ở Hà Nội chất lượng 24/10/2020 | Góc tư vấn: chụp cộng hưởng từ toàn thân bao nhiêu tiền?
1. Chụp cộng hưởng từ là gì?
Chắc hẳn chúng ta không còn cảm thấy xa lạ với phương pháp chụp cộng hưởng từ, hay còn gọi là chụp MRI. Chúng được áp dụng nhằm mục đích chẩn đoán rất nhiều căn bệnh tại các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng radio và từ trường
Một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp chụp cộng hưởng từ đó là chất lượng hình ảnh cực sắc nét, rõ ràng. Nhờ vậy, các bác sĩ dễ dàng theo dõi, đưa ra kết luận chính xác về tình hình sức khỏe của người bệnh.
Trước khi tìm hiểu về quy trình chụp cộng hưởng từ, chúng ta cần nắm được nguyên lý hoạt động của chúng. Để phân tích, cho ra đời kết quả chụp với chất lượng cao, phương pháp chụp MRI sử dụng sóng radio và từ trường. Hình ảnh sẽ thu được dựa trên hiện tượng vật lý cộng hưởng từ.
Không thể phủ nhận rằng đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá hiện đại, đem lại hiệu quả cao và an toàn với cơ thể. Chính vì thế hầu hết các bệnh viện lớn đều tin tưởng, áp dụng phương pháp kể trên.
2. Đối tượng nên đi chụp cộng hưởng từ
Khá nhiều người quan tâm tìm hiểu xem chụp cộng hưởng từ có thể hỗ trợ phát hiện, theo dõi những căn bệnh nào? Nắm được điều này, chúng ta sẽ nhanh chóng phát hiện những tổn thương trong cơ thể mà chụp CT, chụp X - quang không thể phát hiện được.
Trên thực tế, chụp MRI có thể hỗ trợ phát hiện nhiều căn bệnh tại các vị trí khác nhau trên cơ thể. Tại các vị trí này, quy trình chụp cộng hưởng từ khá giống nhau và đều đem lại hình ảnh tương đối sắc nét, chính xác.
Chụp MRI giúp bạn phát hiện những tổn thương ở não bộ
Đầu tiên, chụp cộng hưởng từ thường được sử dụng nhằm phát hiện những tổn thương xảy ra ở vùng não bộ. Với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường, bác sĩ rất khó theo dõi, phát hiện tổn thương do hình ảnh chưa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khi áp dụng chụp MRI, bạn có thể phát hiện kịp thời bệnh viêm màng não hoặc chấn thương sọ não. Ngoài ra, chúng ta có khả năng phát hiện cấu trúc bất thường của não, có phương án điều trị phù hợp.
Ngày nay, những bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp hay cột sống cũng được yêu cầu đi chụp cộng hưởng từ. Dựa vào hình ảnh kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng của cột sống, đĩa đệm, khớp và các loại dây chằng,…
Bên cạnh đó, để tầm soát bệnh ung thư, nhất là ung thư gan hoặc vú, bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi chụp MRI, kết hợp thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra khác.
3. Tìm hiểu về quy trình chụp cộng hưởng từ
Có lẽ vấn đề mọi người quan tâm nhiều nhất chính là quy trình chụp cộng hưởng từ. Nếu như nắm rõ về quy trình, bạn sẽ chuẩn bị chu đáo, kỹ càng và thu được kết quả tốt nhất.
Rất nhiều bạn quan tâm về quy trình chụp cộng hưởng từ
Đầu tiên, trước khi chụp MRI, chúng ta cần biết vị trí chụp cộng hưởng từ dựa vào những triệu chứng bạn đang phải đối mặt. Một yêu cầu đối với bệnh nhân chụp cộng hưởng từ đó là không đeo trang sức, đồ vật hoặc thiết bị cấy ghép bằng kim loại. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tháo các đồ vật không cần thiết trước khi thực hiện nhé!
Tùy vào vị trí chụp MRI, bệnh nhân sẽ điều chỉnh tư thế nằm phù hợp nhất. Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ thường tiêm thuốc gây mê để đảm bảo quá trình chụp diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn. Bệnh nhân hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái trong suốt khoảng thời gian thực hiện, tránh tinh thần căng thẳng, áp lực.
4. Phương pháp chụp cộng hưởng từ kéo dài trong bao lâu?
Vậy phương pháp chụp cộng hưởng từ thường kéo dài trong bao lâu? Trên thực tế, thời gian chụp quá dài có thể ảnh hưởng xấu tới tâm lý của bệnh nhân, tăng căng thẳng, áp lực.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi đi chụp MRI, bởi vì quy trình chụp cộng hưởng từ khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng. Thông thường, buổi kiểm tra sẽ kéo dài trong khoảng 15 - 45 phút. Thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào vị trí chụp trên cơ thể.
Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái khi chụp cộng hưởng từ
Ngoài ra, bạn cũng không phải chờ quá lâu để nhận kết quả kiểm tra, chỉ sau khoảng 20 phút, chúng ta sẽ nhận được hình ảnh chụp MRI. Điều này giảm bớt những lo âu, căng thẳng đối với bệnh nhân.
5. Địa chỉ chụp cộng hưởng từ uy tín
Ngày nay, mọi người không chỉ tìm hiểu về quy trình chụp cộng hưởng từ mà còn quan tâm tới địa chỉ chụp uy tín, chất lượng. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn chụp MRI ở đâu, hãy tham khảo ngay dịch vụ được cung cấp bởi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Tính đến nay, bệnh viện đã thành lập và đi vào hoạt động hơn 25 năm. Đội ngũ y bác sĩ luôn tận tình và hết mình vì sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh viện sở hữu hệ thống trang thiết bị rất hiện đại. Nổi bật nhất là Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022). Bạn hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ xét nghiệm được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Với những bạn muốn tìm hiểu về dịch vụ khám theo BHYT, bạn có thể ghé và trải nghiệm tại BVĐK, PKĐK MEDLATEC Tây Hồ. Ngoài ra, chúng tôi đang triển khai chương trình bảo lãnh viện phí với sự hợp tác của hơn 40 công ty bảo hiểm uy tín. Hy vọng rằng chương trình này sẽ giúp bệnh nhân an tâm điều trị bệnh, không lo lắng nhiều về vấn đề vận phí.
Bạn có thể trải nghiệm dịch vụ chụp MRI tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Chắc hẳn qua bài viết này mọi người đã hiểu phần nào quy trình chụp cộng hưởng từ cơ bản, trước khi thực hiện bạn nên tìm hiểu và có sự chuẩn bị cẩn thận. Với những bạn chưa biết lựa chọn địa chỉ chụp MRI nào, hãy tham khảo dịch vụ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi sẵn sàng tư vấn qua tổng đài 1900 56 56 56.