Cấu tạo, vị trí, vai trò và một số bệnh thường gặp ở bàng quang | Medlatec

Cấu tạo vị trí vai trò và một số bệnh thường gặp ở bàng quang

Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu tiết ra từ thận trước khi đào thải ra ngoài thông qua niệu đạo. Đây là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm trong cơ thể cũng như mắc các bệnh lý nguy hiểm khác. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn đọc về cấu tạo, vị trí, vai trò và một số bệnh thường gặp.


05/10/2020 | Những dấu hiệu sỏi bàng quang nhất định không được bỏ qua
19/07/2020 | Kỹ thuật chụp CT hệ tiết niệu và những điều cần biết
19/07/2020 | Vai trò của chụp cắt lớp vi tính đối với bệnh lý về sỏi hệ tiết niệu
08/01/2020 | Siêu âm bàng quang và những bệnh lý thường gặp ở bàng quang

1. Cấu tạo của bàng quang

Cấu trúc của cơ quan này được xác định có 4 lớp đó là:

  • Lớp niêm mạc.

  • Lớp hạ niêm mạc (lớp dưới niêm mạc): lớp này khá lỏng lẻo, có thể làm cho lớp cơ và lớp dưới niêm mạc trượt lên nhau.

  • Lớp cơ: gồm có 3 lớp tính từ trong ra ngoài đó là cơ vòng, cơ chéo và cơ dọc.

Trong lòng cơ quan này được che phủ bằng một lớp niêm mạc. Niệu quản đóng vai trò đường nối giữa cơ quan này và bể thận. Hai lỗ niệu quản phối hợp cùng phần cổ tạo ra hình tam giác và gọi là tam giác bàng quang. Tiếp đó, gờ liên niệu đạo chính là đường gờ cao nối với hai lỗ niệu quản. Bên dưới, nó mở ra ngoài nhờ vào niệu đạo.

Sức chứa nước tiểu của bộ phận này khoảng 300 - 500ml

Sức chứa nước tiểu của bộ phận này khoảng 300 - 500ml

Đối với người trưởng thành, sức chứa của cơ quan này ở mức 300 - 500 ml nước tiểu. Một số trường hợp mắc bệnh lý thì dung tích sẽ thay đổi, có thể tăng đến hàng lít hoặc giảm còn vài chục ml.

2. Bàng quang nằm ở đâu?

Vị trí nằm bên dưới phúc mạc và ngay sau khớp mu. Nếu không chứa nước tiểu thì toàn bộ cơ quan sẽ nằm bên trong khu vực trước vùng chậu, nằm trước trực tràng và tạng sinh dục. Khi nước tiểu chứa đầy thì chúng sẽ căng lên với dạng hình cầu và vượt lên trên khớp mu rồi nằm trong ổ bụng.

Cơ quan này có bốn mặt:

  • Mặt bên trên được bao phủ bởi phúc mạc, nếu không có nước tiểu thì mặt phía trên sẽ lõm và khi đầy thì mặt trên sẽ lồi ra.

  • Hoành chậu nằm dưới 2 mặt dưới bên của cơ quan này.

  • Mặt sau ở dưới (phần đáy của bộ phận) là hình dạng phẳng hoặc lồi.

Hình ảnh vị trí bàng quang trong cơ thể

Hình ảnh vị trí bàng quang trong cơ thể

Ở trẻ nhỏ, cơ quan này đa phần nằm bên trong ổ bụng, trông giống như quả lê với phần cuống chính là ống niệu rốn. Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ rơi dần xuống vùng chậu còn ống niệu rốn thu nhỏ lại và bít hoàn toàn.

3. Vai trò của bàng quang

Bàng quang đóng vai trò là bể chứa nước tiểu được thận bài tiết ra và thông với niệu đạo để bài tiết nước tiểu ra bên ngoài.

Ngoài ra, chúng còn có chức năng dự trữ nước tiểu cho cơ thể con người. Khi ba lớp cơ trong bàng quang  hoạt động thì nước tiểu sẽ được thải ra ngoài theo từng đợt.

  • Lớp cơ trơn chịu sự điều khiển thần kinh phó giao cảm từ tủy, đây là cơ thải nước tiểu ra ngoài.

  • Cơ vòng bên trong cổ bàng quang và lỗ niệu đạo ở trong chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm, làm nhiệm vụ kiểm soát trong quá trình đi tiểu. Đối với nam giới, cơ vòng trong còn có nhiệm vụ ngăn không cho tinh dịch trào ngược lúc xuất tinh.

  • Cơ vân ở bên ngoài có thể tự điều khiển theo mong muốn của bản thân.

Chức năng dự trữ nước tiểu và đào thải nước tiểu thông qua niệu đạo 

Chức năng dự trữ nước tiểu và đào thải nước tiểu thông qua niệu đạo 

Chức năng tiểu tiện của bộ phận này chịu sự chi phối và kiểm soát của 1 cơ chế thần kinh khá phức tạp của hệ phó giao cảm ở tủy cùng, những sợi giao cảm ở tủy ngực, 1 phần của thân não và tủy sống. 

Nếu chúng đã tích trữ đủ nước tiểu thì những dây thần kinh sẽ phát tín hiệu đến não nhờ vào các dây liên lạc của tủy sống. Khi tín hiệu được truyền đến, não sẽ phát tín hiệu phản hồi đến cơ quan này làm thành của chúng co lại. Tiếp đó, cơ thắt và van nằm gần niệu đạo thả lỏng và mở ra từ từ cho nước tiểu chảy xuống rồi thoát ra khỏi cơ thể.

4. Một số bệnh lý thường gặp

4.1. Viêm bàng quang

Đây là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và tác nhân gây bệnh là vi khuẩn có trong bộ phận này. Một số bệnh nhân có khả năng tái phát bệnh nhiều lần trong khoảng thời gian dài.

Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Đi tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu với nước tiểu.

  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường nhưng mỗi lần đi chỉ ra một ít nước tiểu.

  • Tiểu bị đau và nóng rát.

  • Luôn có cảm giác đi tiểu gấp.

  • Đau vị trí hai bên hay ở giữa lưng.

  • Đối với trẻ em có biểu hiện tè dầm vào ban ngày.

Ở trẻ em mắc bệnh có biểu hiện tè dầm vào ban ngày

Ở trẻ em mắc bệnh có biểu hiện tè dầm vào ban ngày

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

  • Nhiễm vi khuẩn: E.coli, Chlamydia và Mycoplasma.

  • Viêm bàng quang kẽ.

  • Đặt ống thông tiểu.

  • Xạ trị vùng khung chậu.

  • Sử dụng thuốc: cyclophosphamide và ifosfamide.

  • Hóa chất: sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín cho nữ dạng xịt hoặc dùng kem diệt tinh trùng.

  • Biến chứng từ tiểu đường, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, tổn thương ở tủy sống.

4.2. Viêm bàng quang kích thích

Bệnh này xuất hiện khi các cơ ở bộ phận này co bóp không ổn định dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần hay tiểu gấp, tiểu són hay bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh này đều xuất hiện ở cả nam và nữ, chủ yếu là phụ nữ lớn tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh gồm có:

  • Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, nhất là bệnh nhân bị viêm ở chức năng này..

  • Rối loạn co bóp do hệ thống thần kinh.

  • Ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ, người béo phì, có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hay tuyến tiền liệt, đái tháo đường lâu năm, tai biến mạch máu não hay bệnh Parkinson có khả năng mắc bệnh căn bệnh này.

Căn bệnh có dấu hiệu đặc trưng nhất chính là mót tiểu, tiểu gấp, tiểu són (muốn đi tiểu ngay lập tức, khó có thể kiềm chế và không tiểu kịp có thể rỉ ra quần), nước tiểu ra nhỏ giọt, bí tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày và cả ban đêm.

4.3. Bàng quang tăng hoạt

Đây là tình trạng cơ quan này co bóp không đúng lúc, khiến người bệnh mắc tiểu một cách đột ngột, cần tiểu ngay lập tức, nếu nhịn có thể mắc són tiểu, kèm theo đi tiểu nhiều lần trong ngày và ban đêm,… mà không bị nhiễm trùng tiểu hay một số bệnh lý nào khác.

Có nhiều tác nhân dẫn đến căn bệnh này. Những nguyên nhân có thể dẫn đến co thắt cơ quá độ, mất sự phối hợp giữa bộ phận này và niệu đạo:

  • Bệnh Parkinson, đột quỵ, xơ hóa tủy,...

  • Tình trạng bất ổn xuất hiện ở cơ quan này như khối u hoặc sỏi.

  • Những yếu tố làm cản trở dòng chảy từ bộ phận này là u xơ tuyến tiền liệt, tác động của việc chữa trị vùng tiểu khung.

  • Sử dụng cà phê hoặc rượu quá mức.

Sử dụng cà phê hoặc rượu là tác nhân gây ra bệnh

Sử dụng cà phê hoặc rượu là tác nhân gây ra bệnh

Triệu chứng của căn bệnh này gồm có: tiểu gấp, cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện đột ngột không thể nhịn và phải đi ngay lập tức, đi tiểu trong ngày nhiều hơn thông thường,…

4.4. Ung thư bàng quang

Đây là dạng ung thư khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Ung thư xảy ra do thói quen hút thuốc lá, phơi nhiễm các tia bức xạ, viêm nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc hóa chất,…

Triệu chứng ung thư khá khó nhận biết. Thế nhưng, một số biểu hiện dưới đây giúp người bệnh phát hiện sớm và kịp thời thăm khám bệnh như:

  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân, chán ăn.

  • Đi tiểu có máu là biểu hiện thường gặp nhất.

  • Đi tiểu có cảm giác đau.

  • Tiểu rắt, tiểu khó, không thể tự chủ cơn buồn tiểu, nước tiểu có màu sẫm.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về bàng quang - cơ quan giữ vai trò trọng yếu của cơ thể. Hãy bảo vệ sức khỏe cho cơ quan này thật tốt bởi những căn bệnh liên quan đến cơ quan này đều khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống bệnh nhân.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp