Một trong những nguyên tố quan trọng và cần thiết nhất cho hoạt động sống của chúng ta đó là canxi. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi thì sức khỏe sẽ chịu nhiều ảnh hưởng cả trong ngắn và dài hạn. Chính vì thế chúng ta không nên chủ quan và cần nắm được những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị thiếu canxi để bổ sung kịp thời.
09/06/2020 | Bổ sung canxi cho bé và những điều cha mẹ nên biết 22/05/2020 | Hạ canxi trong máu: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 21/05/2020 | Vai trò của canxi đối với cơ thể quan trọng như thế nào 11/05/2020 | Phương pháp bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả
1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta, chúng chiếm từ 1,5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,…
Canxi giúp phát triển xương, răng, móng tay, móng chân,…
Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe, chiều cao đáng mơ ước thì bạn cần bổ sung nguyên tố này cho cơ thể. Không chỉ đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan vận động, chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.
Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân lượng canxi vừa đủ để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan.
2. Nguyên nhân gây hiện tượng thiếu canxi
Một trong những vấn đề được nhiều bạn quan tâm đó là nguyên nhân nào khiến cơ thể không hấp thu đủ lượng canxi cần thiết? Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Đa số bệnh nhân thiếu canxi là do bữa ăn hàng ngày quá nghèo nàn, không đầy đủ chất
Trong đó, lý do chính đó là người dân ăn uống không đầy đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu. Bởi vì người dân vẫn còn hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mà người dân vẫn có khẩu phần ăn thiếu hụt canxi.
Đây là tình trạng đáng báo động và mỗi người cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của cơ thể nhé!
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc chúng ta quá lười rèn luyện thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể rất kém.
3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng
Thực sự, chúng ta không thể coi thường, chủ quan trước hiện tượng này. Ngay từ bây giờ, bạn nên nắm được kiến thức cơ bản, những dấu hiệu thường gặp khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu hụt canxi.
3.1. Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay
Như đã phân tích ở trên, canxi quyết định không nhỏ tới sự phát triển của xương, nếu bị thiếu canxi, bệnh nhân sẽ đối mặt với một số hiện tượng như chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay,… Chính vì thế mọi vận động của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí, nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy.
Bệnh nhân thường xuyên bị chuột rút, đau nhức cơ bắp
Đối với người cao tuổi, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, họ có thể đối mặt với vấn đề loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của chúng ta.
Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, thay vì sở hữu hàm răng trắng bóng, bạn tự ti hơn nhiều khi răng trở nên vàng hơn. Đặc biệt, các móng tay, móng chân dần trở nên yếu đi, giòn và cực kỳ dễ gãy. Nếu gặp những biểu hiện kể trên, bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe nhé!
3.2. Các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu, chúng ta có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Một khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn rất nhiều.
Rất nhiều người mất ngủ, ngủ không sâu giấc do thiếu hụt canxi
Rất nhiều bệnh nhân phản ánh rằng họ bị mất ngủ liên tục, chất lượng giấc ngủ rất kém. Đó là lý do vì sao chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức khỏe để bắt đầu một ngày mới và làm việc.
Nhìn chung, khi cơ thể không được cung cấp lượng canxi cần thiết, mọi hoạt động cơ thể đều bị ảnh hưởng và trở nên kém hiệu quả hơn. Tốt nhất, bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời.
4. Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi?
Chắc hẳn từ những thông tin trên, chúng ta cũng phần nào hiểu được tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm chức năng.
Trong đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng.
Bên cạnh đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Mỗi chúng ta nên chủ động ăn uống đủ chất và luyện tập thể dục thể thao đều đặn
Các quốc gia ở khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam nên quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bổ sung canxi cho người dân. Chính vì thiếu canxi nên chúng ta phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số cực kỳ nhanh. Bạn có thể nạp dinh dưỡng cho cơ thể thông qua bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và một số thực phẩm chức năng.