Nội soi có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý ở hệ tiết niệu. Kỹ thuật này có thể thăm dò, khảo sát các cấu trúc bên trong với hình ảnh rõ nét. Hiện nay, để giải quyết các vấn đề liên quan đến ống niệu quản, nội soi niệu quản chính là lựa chọn được ưu tiên trong tất cả các phương tiện chẩn đoán. Vậy phương pháp này có đặc điểm gì, khi nào nên thực hiện?
1. Niệu quản là gì?
Niệu quản là một bộ phận của hệ tiết niệu - hệ thống bài tiết các chất thải ở dạng lỏng trong cơ thể ra ngoài môi trường. Niệu quản có cấu trúc hình ống, bắt đầu từ bể thận, dẫn nước tiểu xuống bàng quang. Chiều dài của ống niệu quản phụ thuộc vào chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí thận và bàng quang, trung bình dài khoảng 25 - 30 cm, đường kính từ 3 - 5 cm.
Niệu quản là một bộ phận của hệ tiết niệu
Từ ngoài vào trong, niệu quản được cấu tạo từ 3 lớp là lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc ở phía trong cùng. Niệu quản cũng được chia ra thành 3 đoạn: trên, giữa và dưới. Một số nhà y học khác lại chia niệu quản ra làm hai, bao gồm: niệu quản gần bắt đầu từ vị trí niệu quản bắt chéo với bó mạch chậu lên trên và niệu quản xa là từ chỗ bắt chéo của niệu quản với bó mạch chậu xuống dưới bàng quang.
Vậy nội soi niệu quản là gì:
Nội soi niệu quản chẩn đoán là kỹ thuật dùng ống soi niệu quản để nội soi ngược dòng qua niệu đạo vào bàng quang và lên niệu quản, có thể tới đài - bể thận, nhờ hệ thống camera giúp quan sát và chẩn đoán các bệnh lý đường tiết niệu cao. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, dần được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán nhiều bệnh lý trên đường tiết niệu.
2. Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi niệu quản
Những yêu cầu trước khi thực hiện:
Về mặt kỹ thuật, nội soi niệu quản ngày nay không có sự khác biệt quá lớn so với phương pháp nội soi tại các vị trí khác. Một ca nội soi bình thường có thể yêu cầu gồm:
-
1 bác sĩ thực hiện chính.
-
1 bác sĩ phụ.
-
1 bác sĩ gây mê.
-
1 kỹ thuật viên gây mê.
-
1 điều dưỡng phụ dụng cụ.
-
1 điều dưỡng chăm sóc và theo dõi bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân, trước khi được chỉ định nội soi thường sẽ được thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, siêu âm tổng quát, chụp X - quang, khám gây mê và làm giấy cam kết. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn 6 giờ trước khi nội soi và được thụt tháo sạch phân. Một số trường hợp sẽ được dùng kháng sinh dự phòng trước khi nội soi để hạn chế tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Kỹ thuật nội soi niệu quản thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật nội soi niệu quản có thể được thực hiện với ống nội soi cứng, nửa cứng hoặc mềm. Ống nội soi mềm ít được sử dụng hơn vì có độ bền thấp, chi phí cao. Ống nội soi là một ống nhỏ, tương đối mềm, có lắp đặt hệ thống phát sáng và camera. Bệnh nhân trước khi nội soi sẽ được tiêm tiền mê. Sau đó là gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống. Điều này sẽ giúp bệnh nhân không thấy đau, khó chịu khi đi chuyển ống nội soi.
Thông qua lỗ tiểu, ống nội soi được nhẹ nhàng đưa qua bàng quang, lên niệu quản. Hình ảnh hiển thị qua camera cho phép quan sát được toàn bộ bên trong lòng ống niệu quản và đài bể thận, hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh. Trước khi rút ống nội soi ra thì cần điều chỉnh dây dẫn để đặt ống Sonde JJ niệu quản nhằm đảm bảo sự lưu thông nước tiểu từ bể thận đến bàng quang thông qua niệu quản.
Hình ảnh minh họa kỹ thuật nội soi niệu quản
3. Nên nội soi niệu quản khi nào?
Trong tất cả các kỹ thuật chẩn đoán thì nội soi niệu quản là phương pháp được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong nhiều trường hợp. Tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh lý và mức độ khác nhau tại niệu quản mà các bác sĩ cho chỉ định thực hiện nội soi vào lúc nào. Thông thường, khi bệnh nhân có các triệu chứng bất thường ở niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định nội soi với các mục đích:
-
Chẩn đoán nguyên nhân và vị trí đái máu đại thể từ đường tiết niệu cao ở thận, niệu quản,...
-
Chẩn đoán hẹp niệu quản hoặc hẹp khúc nối bể thận - niệu quản mà các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác không rõ chẩn đoán
-
Chẩn đoán các khối u trong lòng niệu quản.
-
Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học hoặc mô bệnh học qua soi niệu quản.
Người bị đau thắt lưng dữ dội sẽ được chỉ định nội soi niệu quản
Không nên nội soi trong một số trường hợp:
- Bệnh nhân có Rối loạn đông máu.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đang trong giai đoạn cấp chưa được điều trị hiệu quả.
- Người bệnh có bệnh lý nội khoa nặng có nguy cơ khi gây mê hoặc gây tê.
- Người bệnh bị bệnh xương khớp không nằm được tư thế sản khoa.
- Người bệnh được bác sĩ khám và làm các xét nghiệm trước khi làm nội soi.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có các hạn chế nhất định trong quá trình nội soi. Một số ít trường hợp dù không nhiều nhưng vẫn xảy ra các biến chứng như: tổn thương niệu quản, chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu hay hẹp niệu quản. Các biến chứng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống bệnh nhân.
Như vậy có thể thấy nội soi niệu quản có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý ở hệ tiết niệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn một cơ sở y tế tin cậy, chất lượng là điều quan trọng. Lời khuyên đưa ra cho các bạn là nên đến các bệnh viện của nhà nước, hoặc các phòng khám tư nhân lớn, uy tín để thăm khám. Tại đây, người bệnh sẽ được kiểm tra sức khỏe theo một quy trình chuyên nghiệp, các xét nghiệm được thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, tiên tiến, đảm bảo độ chính xác cao.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn của y bác sĩ cũng rất quan trọng. Tại những cơ sở y tế lớn thường sở hữu đội ngũ nhân sự là các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, được đào tạo bài bản, tận tụy và tâm huyết với nghề. Với những tiêu chí này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám và điều trị.
Nếu bạn còn đang có vấn đề vướng mắc cần giải quyết, hãy nhấc máy và gọi vào hotline: 1900 56 56 56 để được nhân viên tại MEDLATEC tư vấn miễn phí.