Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc chứng nghiện ăn ngày một tăng cao. Mặc dù, việc cung cấp năng lượng cho cơ thể là rất cần thiết nhưng tình trạng nghiện ăn cũng được xem là một dạng rối loạn ăn uống. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nghiện ăn, các bạn không nên chủ quan và cần phải thăm khám để theo dõi sức khỏe.
12/05/2021 | Ăn gì để cho mắt khỏe - Lời khuyên từ chuyên gia 06/05/2021 | Dị ứng thức ăn ở trẻ - những điều cha mẹ cần biết 06/05/2021 | Góc tư vấn: Trào ngược dạ dày nên ăn gì để mau khỏi bệnh? 19/04/2021 | Các triệu chứng cho thấy bạn bị dị ứng thức ăn và cách xử lý
1. Nghiện ăn là gì? Dấu hiệu nghiện ăn như thế nào?
Hiện tượng nghiện ăn có thể xảy ra ở tất cả mọi người, kể cả trẻ em và người già. Theo kết quả của một vài nghiên cứu cho thấy, tại trung tâm khoái cảm trong não có thể được kích hoạt do một số chất gây nghiện, chẳng hạn như cocain, heroin hay kể cả những thức ăn, nước uống làm ngon miệng. Trong đó, những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng thường chứa nhiều chất béo, muối và đường.
Những dấu hiệu nghiện ăn thường gặp ở bệnh nhân
Tương tự như chất gây nghiện, những loại thức ăn ngon miệng thường làm kích hoạt Dopamine - một loại hormone tồn tại trong não. Khi sử dụng những thực phẩm, thức ăn này, con người thường đạt được cảm giác thỏa mãn. Sự thỏa mãn trong ăn uống liên quan đến sự gia tăng hormone Dopamine thường chính là nguyên nhân khiến cơ thể cảm thấy thèm ăn, nghiện ăn.
Hầu hết mọi người thường không nhận ra tình trạng nghiện ăn và chỉ nghĩ rằng cơ thể thèm ăn. Tuy nhiên, các dấu hiệu nghiện ăn không chỉ liên quan đến việc ăn ngon miệng mà còn kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác. Cụ thể như:
-
Thường xuyên ăn vặt.
-
Thèm ăn và ăn rất nhiều trong mỗi bữa ăn.
-
Cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, kể cả giữa đêm.
-
Xuất hiện nỗi ám ảnh về những vấn đề xoay quanh đến việc ăn uống, chẳng hạn như nên ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn lúc nào, có cách nào để được ăn nhiều hơn,...
-
Mặc dù đã ăn rất nhiều thức ăn nhưng bệnh nhân thường phải tìm cách nào để tiêu hao năng lượng và có thể ăn thêm, điển hình như tập thể dục, tẩy ruột hay kể cả uống thuốc nhuận tràng.
-
Thường ăn vào những thời điểm đang xem tivi, điện thoại hoặc nói chuyện.
-
Ăn bất kể khi nào, dù no hoặc chưa.
Bệnh nhân có thể tiếp tục ăn uống dù đã no
-
Bệnh nhân thường không dám công khai thói quen ăn uống của mình với gia đình, bạn bè. Đồng thời, thường ăn uống trong sự lén lút, che dấu mọi người.
-
Lấy thức ăn làm mục tiêu trong các hình thức thưởng - phạt.
-
Mặc dù, nhận ra nhu cầu ăn uống nhiều hơn hay kể cả đã biết được tình trạng bệnh nhưng họ thường không thể kiểm soát hoặc chống lại thói quen ăn uống của mình.
-
Sau khi ăn quá nhiều, bệnh nhân thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về bản thân.
Mặc dù, nghiện ăn không tốt cho cơ thể nhưng mức độ nguy hiểm hoàn toàn không bằng một số chứng nghiện khác, chẳng hạn như nghiện ma túy, nghiện rượu,... Tuy nhiên, những năm gần đây, số lượng người mắc chứng nghiện ăn đang ngày một tăng cao, dẫn đến béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Do đó, mọi người không nên ỷ lại khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nghiện ăn.
2. Điều trị chứng nghiện ăn
Nhiều người có thể nhận thấy các dấu hiệu nghiện ăn của bản thân nhưng thường có tâm lý chủ quan. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng nghiện ăn ngày một nghiêm trọng hơn. Vậy chứng nghiện ăn có thể điều trị được không? Thực tế, việc điều trị cho bệnh nhân nghiện ăn thường gặp một số khó khăn so với những chứng nghiện khác. Ví dụ như người nghiện ma túy có thể ngưng sử dụng ma túy nhưng người nghiện ăn thì vẫn phải tiếp tục ăn.
Chứng nghiện ăn có điều trị được hay không?
Để điều trị, bạn có thể liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có hiểu biết về chứng nghiện ăn để được tư vấn và giúp bạn cải thiện tình trạng của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham gia các chương trình hỗ trợ cho người mắc chứng nghiện ăn nhằm xây dựng chế độ ăn kiêng khoa học. Điển hình như Food Addicts Anonymous, Food Addicts in Recovery Anonymous,…
Nghiện ăn hoàn toàn có thể điều trị được nhưng bệnh nhân cần phải học cách kiểm soát thói quen ăn uống của mình sao cho phù hợp với cảm giác thèm ăn tự nhiên. Hầu hết, các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc không đáp ứng thói quen ăn uống của mình vì ăn là một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân, bệnh nhân cần phải đề cao mục tiêu ăn đúng bữa, ăn đúng cách.
3. Những thực phẩm dễ gây nghiện
Ngoài việc chia sẻ những dấu hiệu nghiện ăn thường gặp, bác sĩ còn bật mí một số thực phẩm dễ gây nghiện để mọi người hạn chế sử dụng. Trong đó, phần lớn những thực phẩm gây nghiện chủ yếu là các loại thức ăn nhanh, thức ăn đã được chế biến sẵn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo và đường rất cao. Dựa trên kết quả của một bài nghiên cứu tại Michigan cho thấy, một số thực phẩm dưới đây có khả năng gây nghiện rất cao. Cụ thể gồm:
Những loại thực phẩm dễ gây nghiện cho người ăn
Hầu hết những thực phẩm trên đầy đều là loại thức ăn được chế biến sẵn dựa trên các công thức giúp mùi vị của chúng trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, đây cũng là nhóm thực phẩm có chứa lượng đường và chất béo rất cao. Do đó, khi ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục trong một thời gian dài, bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng béo phì hay kể cả làm tăng lượng đường của cơ thể.
4. Cách xác định cơ thể nghiện ăn hay không?
Ngoài những dấu hiệu nghiện ăn, mọi người cũng có thể xác định được bản thân có bị nghiện ăn hay không dựa trên những câu hỏi như:
-
Bạn có thường xuyên ăn nhiều thức ăn hơn so với dự tính ban đầu không?
-
Bạn có thường xuyên ăn mặc ngay cả khi cơ thể không có cảm giác đói?
-
Bạn có ăn nhiều đến mức muốn nôn ói không?
Bệnh nhân thường ăn nhiều đến mức nôn ói
-
Bạn có cảm thấy lo lắng khi suy nghĩ về việc ngưng ăn hoặc cắt giảm bớt khẩu phần của một số thực phẩm không?
-
Khi thiếu một số thực phẩm, bạn có cố gắng tìm và lấy để ăn không?
-
Bạn thường xuyên sử dụng một số thức ăn với số lượng lớn đến mức thời gian bạn dành để ăn chúng có thể nhiều hơn cả thời gian dành cho gia đình hoặc làm việc?
-
Bạn có thường chủ động hạn chế hoặc tránh các trường hợp giao lưu xã hội và nghề nghiệp có sẵn một vài loại thức ăn vì sợ bản thân ăn quá nhiều không?
-
Hiệu quả làm việc hoặc học tập của bạn có bị chi phối bởi vấn đề ăn uống không?
-
Khi phải cắt giảm sử dụng một số thức ăn (ngoại trừ thức uống có chứa thành phần caffeine) cơ thể sẽ có một trong số các triệu chứng như lo ngại, kích động hoặc triệu chứng thể chất khác.
-
Khi ăn quá nhiều thực phẩm bạn thường gặp phải một số vấn đề như lo lắng, cảm thấy tội lỗi, ghê tởm bản thân hoặc trầm cảm.
-
Việc sử dụng nhiều thức ăn hơn mỗi ngày giúp bạn cắt giảm bớt những cảm xúc tiêu cực của bản thân hoặc làm gia tăng khoái cảm.
-
Khi sử dụng cùng một lượng thức ăn sẽ không làm bạn vui vẻ hoặc giảm cảm xúc tiêu cực như trước.
Với những chia sẻ của bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những dấu hiệu nghiện ăn. Bên cạnh đó, mọi người còn được gợi ý cách xác định bản thân có mắc bệnh nghiện ăn hay không dựa trên một số câu hỏi do các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Yale đề xuất.