Nhận biết các giai đoạn sốt xuất huyết để có cách xử lý hiệu quả | Medlatec

Nhận biết các giai đoạn sốt xuất huyết để có cách xử lý hiệu quả

Nguyên nhân gây nên bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Bệnh tập trung chủ yếu vào mùa mưa và vùng nhiệt đới - đây là khoảng thời gian và địa điểm sinh trưởng lý tưởng của loài muỗi vằn Aedes aegypti vốn là vật trung gian truyền bệnh. Bài viết sau sẽ giúp bạn chỉ ra các giai đoạn sốt xuất huyết để nếu bản thân và gia đình bị mắc thì cũng có thể dự phòng và xử trí đúng cách, kịp thời.


30/10/2021 | Gói sốt xuất huyết ưu đãi tới 15% tại MEDLATEC - An tâm sống khỏe mùa dịch
28/10/2021 | Giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giai đoạn nào?
27/07/2021 | Cách xử trí sốc sốt xuất huyết Dengue kịp thời, hiệu quả

1. Đặc điểm của các giai đoạn sốt xuất huyết

Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết khá đa dạng, có thể từ nhẹ cho đến nặng. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Các giai đoạn sốt xuất huyết bao gồm:

  • Giai đoạn sốt: diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu theo các triệu chứng sau:

  • Người bệnh đột nhiên bị sốt cao, có khi lên tới 39 - 40 độ C.

  • Có thể bị buồn nôn, nôn mửa, chán ăn.

  • Đau nhức đầu, hốc mắt, các khớp, mỏi cơ, uể oải, có thể có hiện tượng viêm long đường hô hấp trên.

  • Có khả năng xuất hiện các nốt xuất huyết ở dưới da.

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Ở giai đoạn đầu bệnh nhân thường bị sốt cao

  • Giai đoạn nguy hiểm: giai đoạn này xảy ra ở ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Bệnh nhân có xu hướng giảm sốt hoặc hết sốt và rất nhiều người hiểu nhầm rằng bệnh đã thuyên giảm.Tuy nhiên, trong các giai đoạn sốt xuất huyết thì đây là lúc bệnh mới bắt đầu thể hiện những dấu hiệu nguy hiểm. Ở trường hợp sốt xuất huyết điển hình, bệnh nhân có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như sau: 

  • Các vết phát ban nổi dần, nhiều lên từ nhẹ tới nặng, cảm thấy ngứa ngáy.

  • Chảy máu cam, hoặc chảy máu lợi, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.

  • Xuất huyết đường tiêu hóa: đi ngoài phân lẫn máu hoặc phân đen, nôn mửa ra máu tươi hoặc cục máu đông.

  • Xuất huyết trong ổ bụng hoặc xuất huyết não gây nguy hiểm tới tính mạng.

  • Hạ huyết áp do thiếu nước, không bù đủ dịch, giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới sốc.

  • Các biểu hiện khác: li bì hoặc kích thích, vật vã, đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít, đầu đau dữ dội,...

Các triệu chứng trên là những triệu chứng có thể gặp ở các trường hợp sốt xuất huyết điển hình. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không có các triệu chứng trên mà có thể tự khỏi hoặc là bệnh diễn biến âm thầm rồi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm một cách đột ngột.

  • Giai đoạn hồi phục: Người bệnh đã khỏi sốt được 48 giờ trở lên, cơ thể đã đỡ mệt, tiểu tiện nhiều, thèm ăn, tiểu cầu tăng.

Với những biểu hiện của các giai đoạn sốt xuất huyết nêu trên có thể nói đây là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến nhanh và đa dạng về triệu chứng. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu nên tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong do sốt xuất huyết mỗi năm vẫn ở mức cao. Khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, người bệnh không nên lơ là mà phải theo dõi và đi thăm khám càng sớm càng tốt để tránh gặp phải các biến chứng nặng.

2. Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết sao cho đúng cách  

Vì chưa có thuốc đặc trị nên hiện nay người bị sốt xuất huyết chủ yếu được điều trị triệu chứng kết hợp với chế độ chăm sóc. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Đối với trường hợp bị nhẹ: bệnh nhân tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. trong khoảng 3 - 7 ngày cần theo dõi các triệu chứng của bệnh.

  • Nếu xuất hiện các dấu hiệu như: lờ đờ, li bì, vật vã, tiểu ít, nôn nhiều, đau vùng gan, xuất huyết trong với biểu hiện đại tiện ra máu hoặc phân đen, nôn máu thì cần khẩn trương chuyển người bệnh đi cấp cứu tại bệnh viện.

  • Người mẹ nếu bị sốt xuất huyết vẫn cho con bú bình thường được.

  • Trẻ em khi bị sốt xuất huyết thường biểu hiện nặng như dễ bị sốc hoặc tái sốc hơn so với người lớn. Nếu trẻ em đã dần hết sốt vào ngày thứ 4 và không kèm theo biểu hiện nào khác thì có nghĩa là sốt xuất huyết đã bắt đầu thuyên giảm, nhưng vẫn cần theo dõi tiếp. Trong trường hợp bé bị li bì, lừ đừ, xuất huyết niêm mạc, nôn nhiều, đau vùng gan, tiểu ít,... thì phải đưa bé tới viện.

Điều trị triệu chứng:

  • Phương pháp hạ sốt: 

  • Nếu người bệnh bị sốt dưới 38,5 độ C, nên kết hợp các biện pháp vật lý như: cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi; chườm khăn ấm vào trán, nách và bẹn.

  • Khi bệnh nhân sốt từ 38,5 độ C trở lên thì ngoài chườm ấm cần dùng thêm thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg, mỗi liều cách nhau 4 - 6 giờ. Lưu ý tuyệt đối không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì sẽ khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn.

  • Uống nhiều nước và bù điện giải (sốt dưới 38,5 độ C): hydrite và oresol được khuyến cáo sử dụng để bù điện giải. Bệnh nhân cần được cung cấp đủ nước cho cơ thể qua nước lọc, nước trái cây (dừa, cam,...), sữa, súp, cháo loãng. Nếu người bệnh mất nước mức độ vừa và nặng, nôn nhiều không tự uống được thì cần truyền dung dịch Nacl 0,9%.

Muỗi vằn Aedes aegypti chính là vật trung gian lây nhiễm sốt xuất huyết cho con người

Muỗi vằn Aedes aegypti chính là vật trung gian lây nhiễm sốt xuất huyết cho con người

Chế độ chăm sóc cho người bị sốt xuất huyết:

  • Bệnh nhân không nên đi lại nhiều, cần nghỉ ngơi tại giường.

  • Không nên ăn những thức ăn có màu đỏ, đen hoặc nâu để tránh nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa khi đi đại tiện phân đen.

  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tăng cường bổ sung nước.

  • Nếu điều trị ngoại trú tại nhà thì cần có người bên cạnh chăm sóc và theo dõi chặt chẽ các biểu hiện. Nếu bệnh không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng lên cần đưa bệnh nhân tới khám ngay tại các cơ sở y tế và bệnh viện gần nhất. 

3. Cách để bảo vệ bản thân trước dịch sốt xuất huyết 

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa sự tấn công của bệnh sốt xuất huyết đó là tránh xa loài muỗi - vật trung gian truyền bệnh:

  • Giữ gìn vệ sinh khu nhà ở, nơi làm việc luôn luôn thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo bằng cách: dọn dẹp thường xuyên, phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi, không để nước tù đọng, lưu cữu trong các chum, vại, bể chứa mà phải vệ sinh sạch sẽ và đậy kín nắp để loăng quăng, muỗi và bọ gậy không có nơi sinh sôi và phát triển.

  • Tránh muỗi đốt: ngủ trong màn che, mặc quần áo dài tay, bôi kem chống muỗi, thắp hương muỗi, dùng bình xịt côn trùng,...

Người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có khả năng mắc lại lần sau, do đó không nên chủ quan

Người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có khả năng mắc lại lần sau, do đó không nên chủ quan

Như vậy, sau khi đã nắm rõ các giai đoạn sốt xuất huyết và phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn hãy chia sẻ những kiến thức hữu ích này cho những người xung quanh để góp phần đẩy lùi dịch sốt xuất huyết. 

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp, việc hạn chế đi lại là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu của sốt xuất huyết, bạn hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm tận nhà với chi phí hợp lý, hoặc đặt lịch khám trực tiếp tại viện với các  bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp