Nguyên nhân và cách xử lý nước ăn chân mùa mưa hiệu quả | Medlatec

Nguyên nhân và cách xử lý nước ăn chân mùa mưa hiệu quả

Nước ăn chân mùa mưa hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân là tình trạng khá thường gặp trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chân không được giữ khô tốt. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như yếu tố thẩm mỹ. Bôi thuốc là các xử lý nước ăn chân mùa mưa hiệu quả nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.


29/09/2021 | Những bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng bạn không nên chủ quan
26/07/2021 | Bác sĩ Da liễu giải thích rõ cách điều trị dày sừng da dầu
11/05/2021 | Chuyên gia Da liễu chỉ ra các dấu hiệu bị viêm da điển hình

1. Nguyên nhân nào gây nước ăn chân mùa mưa?

Tình trạng nước ăn chân mùa mưa thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, đặc biệt là ngón chân thứ ba và thứ tư. Tại vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng đỏ mẩn, khô da, đóng vảy, ngứa, bỏng rát, cảm giác như châm trích. Nặng hơn, nấm kẽ chân còn gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, nếu để bệnh kéo dài sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Nước ăn chân mùa mưa gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Nước ăn chân mùa mưa gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Dù không nguy hiểm song triệu chứng của nấm kẽ chân gây ra vô cùng khó chịu, nếu bệnh kéo dài trên da sẽ hình thành những mụn nước, vết loét hở trên da, đóng mủ và sưng tấy. Vùng da hở này là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Về nguyên nhân, nước ăn chân mùa mưa do một số loại nấm gây ra, điển hình như Trichophyton Rubrum, Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum,... Những vi sinh vật nấm này thực tế vẫn tồn tại bình thường trên bề mặt da, không gây hại và thể hiện bệnh khi người bệnh giữ được da khô ráo, sạch sẽ. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi, nấm sẽ sinh sôi nhanh chóng và từ đó gây tổn thương da.

Tác nhân gây nước ăn chân mùa mưa là nấm

Tác nhân gây nước ăn chân mùa mưa là nấm

Bên cạnh nguyên nhân chính gây nước ăn chân mùa mưa là do nấm, còn một số yếu tố xúc tác khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn như:

Đeo giày hoặc vớ ẩm

Việc đi giày và vớ ẩm sẽ tạo môi trường độ ẩm cao hoàn hảo cho các loại nấm kẽ chân sinh sôi, gây bệnh.

Lây truyền từ người bệnh

Người lành khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh đều có thể nhiễm bệnh nấm kẽ chân, nhất là khi sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da với vết thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào trong da và từ đó gây bệnh nghiêm trọng.

Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài

Những người có đặc thù công việc làm việc thường xuyên trong môi trường độ ẩm cao, ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân hay còn gọi là nước ăn chân.

Như vậy, nhiều người cho rằng nước ăn chân mùa mưa chỉ là phản ứng đơn giản khi chân phải ngâm trong nước hoặc điều kiện độ ẩm cao kéo dài song thực tế tác nhân gây bệnh chính là nấm. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể tiêu diệt, kiểm soát số lượng và hoạt động của nấm để từ đó cải thiện triệu chứng bệnh.

Ngâm chân trong nước trong thời gian dài gây nấm chân

Ngâm chân trong nước trong thời gian dài gây nấm chân

2. Xử lý nước ăn chân mùa mưa như thế nào?

Để điều trị tình trạng nước ăn chân mùa mưa, có thể dùng thuốc kháng nấm đường bôi qua da hoặc đường uống. Hầu hết trường hợp có thể chữa khỏi bệnh bằng thuốc bôi trị nấm, chỉ có trường hợp bệnh nặng, lan rộng và nguy cơ biến chứng nặng thì mới dùng thuốc đường uống để đạt hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra có thể dùng 1 số loại thuốc điều trị triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục da như: thuốc kháng sinh, sát khuẩn tại chỗ, thuốc kháng histamin kháng nấm,...

Cụ thể một số thuốc thường dùng để xử lý nước ăn chân mùa mưa đem lại hiệu quả tốt như sau:

2.1. Thuốc bôi tại chỗ trị nấm

Nước ăn chân mùa mưa thực tế do nấm, vì thế dùng thuốc bôi kháng nấm tại chỗ thường được áp dụng điều trị nhất do đơn giản, hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài. Các thuốc kháng nấm phổ biến hiện nay gồm: thuốc chứa nhóm allylamine, thuốc chứa nhóm azole như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, econazole,...

Thành phần và hướng dẫn sử dụng với mỗi loại thuốc trị nấm là khác nhau, do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng, theo dõi kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết.

Điều trị nước ăn chân mùa mưa bằng kem trị nấm hiệu quả

Điều trị nước ăn chân mùa mưa bằng kem trị nấm hiệu quả

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng thuốc trị nấm đường bôi trực tiếp, cần lưu ý một số điều sau:

Không ngâm da vào nước trước khi bôi thuốc

Nước ăn chân vào mùa mưa do gặp điều kiện thuận lợi là độ ẩm cao, do vậy nếu ngâm rửa tổn thương da vào nước muối, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn đều làm tăng độ ẩm da. Từ đó, nấm dễ phát triển mạnh mẽ, từ đó thuốc cũng không đạt được hiệu quả tốt.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị nước ăn chân mùa mưa, không nên rửa quá nhiều nhất là khi vết thương đã lở loét, chảy nước và dịch mủ nhiều.

Bôi đủ lượng đúng vào vùng da tổn thương

Không nhất thiết phải bôi càng nhiều thuốc vào các vùng da dễ bị nấm càng tốt, thay vào đó nên dùng vừa đủ theo hướng dẫn. Thuốc bôi trị nấm hầu hết đều khá lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gây cảm giác nóng rát khó chịu nên bôi lượng vừa đủ là cần thiết.

2.2. Thuốc trị nấm dùng toàn thân

Nếu nước ăn chân mùa mưa không chỉ xuất hiện ở chân mà lan rộng toàn thân hoặc không đáp ứng tốt với thuốc bôi, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng thuốc uống điều trị. Thuốc uống điều trị nấm kẽ chân thường dùng thuộc các nhóm sau: nhóm azole, nhóm griseofulvin. 

Các thuốc uống này sẽ chuyển hóa qua gan, sau đó thải trừ qua mật và đi theo đường tiết niệu ra ngoài. Loại thuốc trị nấm dùng phổ biến nhất là có thành phần từ ketoconazole, khi dùng cần lưu ý những điểm sau:

  • Không dùng với bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, thải lọc kém.

  • Không dùng kết hợp trong thời gian điều trị bằng ketoconazole như: triazolam, astemizole, lovastatin,...

  • Thuốc khác: thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư, thuốc kháng virus,...

Cần cẩn thận khi dùng thuốc trị nấm chân đường uống

Cần cẩn thận khi dùng thuốc trị nấm chân đường uống

Khi điều trị nước ăn chân mùa mưa, người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín khám và được tư vấn điều trị. Việc tự mua để xử lý nước ăn chân theo mùa mưa có thể gây tác dụng ngược lại, khiến nấm sinh sôi và gây bệnh nhiều hơn. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp