Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt | Medlatec

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt, có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Vậy tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ có phải dấu hiệu nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục hiện tượng này. Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bố mẹ.


02/07/2021 | Nhập viện điều trị vì tự ý mua kháng sinh uống do tiểu buốt dắt
02/04/2021 | 6 nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới điển hình, phổ biến nhất
27/02/2021 | Tìm hiểu về bệnh bí tiểu và mức độ nguy hiểm của nó

1. Nguyên nhân khiến trẻ tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt, tiểu rắt khiến trẻ liên tục đòi đi vệ sinh, đồng thời việc đi vệ sinh cũng gây khó chịu cho trẻ, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Nếu xảy ra quá lâu đôi khi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, khi phát hiện con bị tiểu rắt, bố mẹ nên có hướng khắc phục sớm. Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt ở trẻ thường xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ có thể bị tiểu rắt do những hiện tượng sinh lý bình thường như:

  • Trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều thức ăn loãng như cháo dẫn đến đi tiểu nhiều lần.

  • Uống sữa, uống nước vào buổi tối khiến trẻ đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

  • Trẻ uống nhiều nước mía, nước dừa, nước ngô, ăn nhiều đồ ngọt. Đây là những thức uống lợi tiểu, để đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài thận phải làm việc nhiều hơn khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.

  • Trẻ bị nóng trong người cũng thường xuyên buồn tiểu.

  • Nếu trẻ bị bố mẹ mắng do đi tiểu nhiều lần cũng khiến trẻ bị áp lực về tâm lý, dẫn đến hiện tượng tiểu rắt.

Đây chỉ là những hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ không cần điều trị. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng và sau vài ngày, trẻ sẽ tự khỏi.

Tiểu buốt tiểu rắt ở trẻ đôi khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường

Tiểu buốt tiểu rắt ở trẻ đôi khi chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ tiểu buốt tiểu rắt do bệnh lý nếu không được điều trị thì sẽ không suy giảm. Một số bệnh lý dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như sau.

Viêm đường tiết niệu

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiểu rắt, tiểu buốt. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn E.Coli. Đối với bé gái, do cấu trúc niệu đạo ngắn và lỗ tiểu gần hậu môn nên khả năng bị E.Coli tấn công gây viêm đường tiết niệu cao hơn bé trai.

Khi bị viêm đường tiết niệu, trẻ thường có những dấu hiệu như đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít, màu đục, có mùi khó chịu. Khi đi tiểu trẻ thường bị đau buốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể cảm thấy đau vùng dưới rốn, đau xương chậu, trẻ quấy khóc nhiều hơn, chán ăn hoặc bị sốt.

Trẻ tiểu buốt tiểu rắt kèm sốt cao có thể là dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

Trẻ tiểu buốt tiểu rắt kèm sốt cao có thể là dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

Hẹp bao quy đầu

Đây là nguyên nhân gây tiểu buốt ở bé trai. Bao da quy đầu bó chặt toàn bộ quy đầu khiến quy đầu khi cương cứng không thể lộn lại, khiến trẻ bị tiểu buốt, tiểu rắt.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, tiểu rắt, tiểu buốt ở trẻ cũng có thể xảy ra do vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ chưa đúng cách. Trẻ còn nhỏ nên chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân hoặc do bố mẹ lơ là không vệ sinh kỹ cho trẻ, khiến vi khuẩn tấn công và xâm nhập.

Một số trẻ từng làm những thủ thuật như đặt ống thông tiểu hay nội soi bàng quang cũng có thể gặp phải tình trạng này. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ tiểu buốt tiểu rắt bệnh lý

Trẻ ở những độ tuổi khác nhau thì tình trạng này được biểu hiện khác nhau. Bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau:

  • trẻ sơ sinh: Trẻ quấy khóc thường xuyên, sốt nhẹ đến sốt cao, bú kém hơn bình thường, thậm chí là bỏ bú. Trẻ thường nôn trớ và bị tiêu chảy kéo dài. Nhiệt độ cơ thể trẻ có thể dưới 36 độ.

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Lúc này sẽ dễ phát hiện hơn so với trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ bị sốt cao dài ngày, khóc và khó chịu khi đi tiểu, trẻ cũng ăn kém hơn bình thường.

  • Trẻ lớn: Những trẻ lớn bị tiểu buốt, tiểu rắt thường hay đái dầm ban đêm, đi tiểu nhiều lần, sốt cao, đau bụng dưới và thường bị đau buốt khi đi tiểu.

Trẻ đau buốt khi đi tiểu là dấu hiệu bệnh lý

Trẻ đau buốt khi đi tiểu là dấu hiệu bệnh lý

2. Cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ

Tiểu buốt tiểu rắt khiến trẻ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Do đó, khi thấy trẻ có hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu trẻ tiểu buốt tiểu rắt kèm theo những biểu hiện bất thường như tiểu ra máu, sốt, đau bụng, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám nhanh chóng.

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. Trẻ sẽ được dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu nguyên nhân là viêm đường tiết niệu. Trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc để nong bao quy đầu mỗi ngày. Hoặc trẻ cũng có thể được thực hiện nong bao quy đầu tại bệnh viện.

Điều quan trọng là bố mẹ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, loại thuốc mà bác sĩ đưa ra, thăm khám đúng hẹn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bố mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc để tự điều trị tại nhà cho con để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường

Nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường

Trong quá trình điều trị, trẻ cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm hỗ trợ điều trị cho trẻ. Đặc biệt, trẻ cần bổ sung nhiều rau, củ, quả.

3. Phòng ngừa tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ

Để phòng ngừa tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ, mẹ nên lưu ý một số phương pháp trong chăm sóc trẻ như sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều, nhất là vào buổi tối hoặc khuya.

  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Trong mỗi bữa ăn cần có rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nóng như tiêu, ớt và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn mặn.

  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ để kịp thời phát hiện và hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của trẻ.

  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ thường xuyên, đúng cách, nhất là sau khi đi tiểu.

Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn của trẻ để phòng ngừa tiểu buốt, tiểu rắt

Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn của trẻ để phòng ngừa tiểu buốt, tiểu rắt

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bố mẹ đã có thêm thông tin về tình trạng trẻ tiểu buốt tiểu rắt cũng như biện pháp để khắc phục, phòng ngừa. Bố mẹ hãy theo dõi trẻ cẩn thận để kịp thời phát hiện những bất thường ở trẻ, khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu còn thắc mắc nào, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ và phương pháp điều trị bệnh

Sỏi thận là bệnh có thể xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu sỏi thận ở nữ và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 
Ngày 23/06/2023

Bấm huyệt thận du giúp điều trị những vấn đề sức khỏe nào?

Huyệt thận du được biết tới là huyệt đạo nằm ở vị trí quan trọng trong cơ thể. Hiện nay, phương pháp bấm huyệt thận du được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau và cho hiệu quả tương đối tốt. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được một số lợi ích tuyệt vời của phương pháp bấm huyệt này.
Ngày 10/06/2023

Thuốc lợi tiểu Thiazid và 1 số lưu ý khi sử dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, giúp điều trị một số bệnh lý về tim mạch, rối loạn điện giải,… Trong đó, nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid là một nhóm thuốc phổ biến và nhiều ứng dụng điều trị trong nhiều trường hợp. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý những vấn đề gì?
Ngày 10/06/2023

Khám hệ tiết niệu là khám những gì? Nên khám ở đâu?

Hệ tiết niệu có nhiệm vụ đào thải những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể và rất dễ bị tổn thương. Khám hệ tiết niệu sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này, kịp thời điều trị và phòng tránh biến chứng. Vậy khám hệ tiết niệu là khám những gì, nên khám ở đâu để đảm bảo chính xác. 
Ngày 10/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp