Tiểu rắt là một trong những triệu chứng bất thường thường gặp của hệ tiết niệu, nguyên nhân có thể do trạng thái tâm lý hoặc bệnh lý liên quan. Cần xác định nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới để xử lý, theo dõi và điều trị nếu cần thiết, không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn phòng ngừa tiến triển nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
25/03/2021 | 4 biến chứng viêm bàng quang nguy hiểm nhất cần cảnh giác 18/03/2021 | Giải đáp thắc mắc: Bị sỏi thận uống nhiều nước có hiệu quả không? 27/02/2021 | Sa bàng quang xảy ra do đâu, có nghiêm trọng không?
1. Thế nào là tình trạng tiểu rắt ở nam giới
Tiểu rắt xảy ra khi tia nước tiểu bị tắc một cách đột ngột, nam giới thường có xu hướng rặn mạnh hơn để nước tiểu thoát ra nhiều hơn. Tuy nhiên dù rặn mạnh, nước tiểu vẫn không thể ra ngoài bình thường, chỉ chảy từng chút một.
Tiểu rắt ở nam giới là tình trạng khá thường gặp
Đi kèm với hiện tượng này, tiểu rắt cũng gây ra các triệu chứng như:
-
Đái buốt: Kể cả khi đi tiểu hay sau đó, nam giới vẫn cảm thấy đau rát khó chịu, cơn đau quặn dọc theo đường niệu đạo.
-
Mót tiểu: Không những lượng nước tiểu chảy chậm, chảy ít mà nam giới bị tiểu rắt còn có cảm giác mót tiểu thường xuyên. Họ sẽ phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, có thể lên tới trên 10 lần, cảm giác mót tiểu không thể nhịn khác với bình thường.
-
Cảm giác đau, căng tức vùng bụng dưới rốn: Do nước tiểu đầy bọng đái dù người bệnh vẫn đi tiểu nhưng tiểu rắt không giúp xả hết lượng nước tiểu này.
-
Cảm giác nóng, rát khi đi tiểu: Khi đi tiểu, người bệnh có thể cảm nhận rõ đường đi của nước tiểu qua tình trạng nóng, rát.
-
Giảm ham muốn tình dục và rối loạn xuất tinh: Tiểu rắt với các triệu chứng của bệnh dường như xuất hiện mọi lúc khiến cảm giác và hoạt động tình dục của nam giới bị ảnh hưởng.
Cẩn thận tiểu rắt kèm triệu chứng là do bệnh lý đường tiết niệu
Tình trạng tiểu rắt có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn khi tình trạng tắc đường tiểu tạm thời và được thông sau đó. Nhưng nếu tiểu rắt kéo dài, xuất hiện nhiều lần thì có thể do nguyên nhân bệnh lý.
2. Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới
Tiểu rắt bệnh lý có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
2.1. Nhiễm trùng đường tiểu
Do đặc điểm cơ địa nên nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiểu hơn so với nữ giới, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nam giới bị tiểu rắt, đặc biệt là nam giới trẻ trong độ tuổi 20 - 30.
Tác nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới thường là các loại vi khuẩn, nhất là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng đường tiểu không chỉ gây đái rắt mà còn đi kèm với các rối loạn khác như mất kiểm soát bàng quang, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngứa dương vật.
Riêng với nam giới trên 50 tuổi, nhiễm trùng đường tiểu thường không gây ra triệu chứng tiểu rắt. Nguyên nhân tiểu rắt ở đối tượng này phổ biến nhất là các vấn đề bệnh lý tuyến tiền liệt hoặc bàng quang.
Sỏi thận là nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới điển hình
2.2. Sỏi thận
Sỏi thận không trực tiếp gây ra triệu chứng tiểu rắt, nhưng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do các loại vi khuẩn xâm nhập, sống trong sỏi. Cùng với đó, sỏi thận dễ gây ứ đọng nước tiểu, dẫn tới nhiễm khuẩn và tắc đường tiểu.
Sỏi thận có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ người già đến người trẻ, cần thăm khám và điều trị nếu sỏi kích thước lớn hoặc quá nhiều sỏi trong thận.
Nếu nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu rắt ở nam giới trẻ tiểu thì u xơ tuyến tiền liệt là nguyên nhân chính khiến nam giới lớn tuổi gặp tình trạng này. Nguyên nhân do khối u xơ kích thước lớn chèn ép, gây áp lực cho bàng quang. Từ đó gây ra các rối loạn trong việc bài tiết, dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang và đẩy ra ngoài.
Ngoài ra, nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn nếu không được điều trị sớm. Khối u xơ dễ khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang, gây biến đổi thành phần và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi u xơ kích thước lớn, tình trạng tiểu rắt thường xuyên xảy ra, nam giới cần điều trị và có thể phải phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ.
2.4. Ung thư tuyến liệt liệt
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không có biểu hiện giai đoạn sớm, đôi khi khối u nằm ở vị trí sát gần bàng quang và khi tăng kích thước có thể chèn ép lên cơ quan này. Kết quả là tình trạng tiểu rắt và các rối loạn khác liên quan đến hệ tiết niệu.
Cẩn thận triệu chứng tiểu rắt do ung thư bàng quang
2.5. U bàng quang
Bất thường có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính trong ung thư bàng quang cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tiểu rắt ở nam giới. Triệu chứng bệnh gây ra thường là tiểu rắt đi kèm với triệu chứng đau khu vực vùng chậu hoặc bàng quang.
2.6. Cảm giác lo âu
Đôi khi, tiểu rắt chỉ là tình trạng xuất phát từ yếu tố tâm lý như stress, lo âu quá mức trước một sự kiện đặc biệt nào đó. Nguyên nhân do trạng thái tinh thần kích động gây tăng, giảm bất thường 1 số hormone trong cơ thể khiến cơ thể phản ứng đào thải chất thải mạnh mẽ hơn. Kết quả là rối loạn ngược lại dẫn tới tiểu rắt.
3. Điều trị tiểu rắt ở nam giới như thế nào?
Quan trọng nhất trong điều trị tiểu rắt ở nam giới là phải loại bỏ được nguyên nhân gây ra, nếu do nhiễm trùng thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc phẫu thuật khi có sỏi thật hoặc u xơ, u ung thư.
Nếu triệu chứng này nghiêm trọng, có thể điều trị tạm thời bằng các loại thuốc thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc thuốc chống trầm cảm. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh sẽ làm thư giãn bàng quang, tăng vai trò kiểm soát cơ vòng bàng quang của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên thuốc chỉ cải thiện tình trạng này tạm thời nên chỉ dùng ngắn hạn, quan trọng vẫn phải điều trị từ nguyên nhân.
Thuốc tác dụng thần kinh có thể tạm thời giảm triệu chứng tiểu rắt
Với nam giới bị tiểu rắt, cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng và ngăn ngừa tiến triển bệnh:
-
Hạn chế thức uống kích thích như rượu, bia.
-
Uống nhiều nước từ 2 lít nước mỗi ngày trở lên, nó giúp đường tiểu thông thoáng và bài trừ vi khuẩn tốt hơn.
-
Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
-
Vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ, thay quần áo và quan hệ tình dục an toàn.
Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới có thể do yếu tố tâm lý gây ra triệu chứng tạm thời hoặc do bệnh lý đi kèm với triệu chứng khác. Cần thăm khám xác định nguyên nhân và điều trị mới có thể cải thiện được tình trạng tiểu rắt lâu dài.