Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới đang ngày càng được chú ý nhiều hơn do tỷ lệ mắc bệnh tăng cao trong những năm trở lại đây. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cùng với cách khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân sẽ giúp các chị em có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
10/12/2020 | Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu cho kết quả chính xác? 14/05/2020 | Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm hay không? 13/04/2020 | Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch chân
1. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới
Có hơn 70% các ca bệnh giãn tĩnh mạch chân được phát hiện ở nữ giới tức gấp đôi các trường hợp bệnh trên nam giới. Vậy các chuyên gia giải thích như thế nào về lý do dẫn đến sự chênh lệch quá lớn này? Một số lời giải thích đã được đưa ra về nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới như sau:
Thay đổi nội tiết nữ
So với nam giới thì nữ có nhiều giai đoạn thay đổi sinh lý quan trọng trong cuộc đời hơn. Các thời điểm như dậy thì, mang thai, cho con bú, xuất hiện kinh nguyệt, mãn kinh,... sẽ gây ra nhiều thay đổi dẫn đến rối loạn về nội tiết tố nữ.
Những vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới
Các rối loạn này luôn ít nhiều những tác động đến cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch. Điều này sẽ khiến cho hoạt động vận chuyển, lưu thông máu trở về tim bị ảnh hưởng và yếu dần. Khi độ đàn hồi cùng sức bền tĩnh mạch thay đổi sẽ gây ứ đọng máu trong thành mạch.
Chính vì vậy mà điều này đã trở thành lý do góp phần khiến cho căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao.
Công việc
Với những đặc tính công việc đòi hỏi các chị em phải đứng liên tục hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế cũng sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Thường thì các công việc như nhân viên văn phòng, tư vấn viên, kế toán, thu ngân, lễ tân,... có số lượng nữ cao hơn nam. Do vậy mà nhóm đối tượng này rất hay gặp trường hợp suy giảm tĩnh mạch chân ở nữ giới.
Các đặc tính công việc này sẽ khiến máu dồn nhiều xuống chân là tăng áp lực lên tĩnh mạch. Những tác động lâu ngày và thường xuyên sẽ khiến các van tĩnh mạch bị tổn thương. Do đó mà khả năng đưa máu ngược lên tim giảm, máu ứ đọng xuống các phần thấp của cơ thể. Hơn nữa, các thói quen ngồi vắt chéo chân, mang giày cao gót, mặc đồ bó sát cũng sẽ khiến bệnh xuất hiện nhiều, đôi khi còn tăng nguy cơ gây ra bệnh về tim mạch.
Mang thai
Khả năng được làm mẹ đối với phụ nữ vô cùng thiêng liêng mà tạo hóa ban cho. Tuy nhiên, việc mang thai sẽ gây rất nhiều tác động đến sức khỏe ở nữ giới. Đặc biệt, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới xuất hiện nhiều hơn nam.
Mang thai là trường hợp rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân mà mẹ bầu cần chú ý
Khi mang thai, trọng lượng của cơ thể tăng lên liên tục và nặng nhất thường vào ba tháng cuối thai kỳ. Hai chân của mẹ bầu sẽ trở nên sưng phù, các đường tĩnh mạch nổi hằn trên da chi chít. Tình trạng này có thể gây đau đớn, nặng chân và khó khăn khi di chuyển.
Những yếu tố gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân với các mẹ bầu bao gồm:
-
Sự thay đổi hormone để hỗ trợ và tiếp nhận thai nhi.
-
Lưu lượng máu ở phụ nữ có thai tăng cao hơn mức bình thường để cung cấp cho thai khiến tĩnh mạch bị giãn ra.
-
Thai lớn gây chèn ép vùng tĩnh mạch tử cung, máu dồn xuống hai chân dưới khiến tĩnh mạch bị căng ra và yếu dần.
Tuy nhiên, biểu hiện này thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Có rất ít trường hợp giãn tĩnh mạch chân ở mẹ bầu để lại biến chứng về sau hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết tình trạng này sẽ tốt hơn với mẹ sau khi sinh vài tháng.
2. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch và cách khắc phục
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân
bệnh giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường có các biểu hiện như sau:
-
Điển hình nhất là máu ứ đọng khiến các đường tĩnh mạch chân nổi rõ trên bề mặt da, ngoằn ngoèo.
-
Hai chân sưng phù, đau nhức và cảm giác nặng nề, khó chịu. Biểu hiện sưng có thể lan rộng xuống vùng mắt cá hay bàn chân.
-
Người bị sẽ thường bị chuột rút, tê cứng, vùng bắp chân căng tức.
-
Chân xuất hiện các vết bầm tím hoặc bị chàm da, ửng đỏ.
Các vết hằn do suy giãn tĩnh mạch khiến các nhiều người tự ti về vẻ bề ngoài
Nếu không có sự can thiệp, các biến chứng nghiêm trọng như loét chân, nhiễm trùng, máu tắc nghẽn gây hoại tử,... có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nhiều trường hợp nặng, người bệnh sẽ khó khăn trong vấn đề di chuyển, đứng lên, ngồi xuống thậm chí là không thể đi lại được. Hơn nữa, cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch còn là nguyên nhân gây nên các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Cách khắc phục
Không chỉ gây nhiều hậu quả khó lường mà suy giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới còn khiến chị em trở nên tự ti về vẻ bề ngoài. Các vết hằn trên da khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Do vậy mà các cách khắc phục triệu chứng giãn tĩnh mạch chân luôn là vấn đề được nhiều người tìm kiếm.
Để khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân, các bác sĩ chuyên khoa có thể cho chỉ định với các phương pháp điều trị như:
-
Băng ép hay vớ y khoa là phương pháp tạo áp lực để giúp các van tĩnh mạch khép lại và hạn chế máu đến vùng bị suy giãn.
-
Sử dụng thuốc uống dưới dạng viêm hoặc bôi được áp dụng cho nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó còn kết hợp với nhiều phương pháp khác và massage trị liệu để cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
-
Tiêm xơ là phương pháp trực tiếp làm xơ hóa các tĩnh mạch suy giãn và ngưng khả năng hoạt động của chúng.
-
Sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ cho các phương pháp điều trị trong nhiều trường hợp cần thiết nhằm rút ngắn thời gian chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới.
-
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp bảo tồn chữa giãn tĩnh mạch ở chân không hiệu quả.Việc cắt bỏ hoàn toàn các tĩnh mạch bị suy giãn là cách điều trị triệt để nhưng cần xem xét kỹ lượng do có nhiều rủi ro.
Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới luôn là vấn đề nan giải đối với y học. Các phương pháp khắc phục mới ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn nhằm hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân.
Tùy trường hợp bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới
Nếu bạn muốn tìm kiếm một uy tín để điều trị giãn tĩnh mạch chân thì đừng bỏ quan Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Hãy gọi ngay đến hotline: 1900.56.56.56 để được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin chi tiết.