Theo thống kê, có đến khoảng 50% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đau lưng, có người chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 tháng song có người bị đau dai dẳng trong nhiều năm. Đau lưng sau sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày và năng suất lao động của người phụ nữ. Vậy chữa đau lưng sau sinh như thế nào?
10/09/2021 | Đau lưng lâu ngày, đi khám bất ngờ phát hiện bệnh hiếm gặp về thận 13/08/2021 | Đau lưng kiểu viêm: Coi chừng triệu chứng viêm cột sống dính khớp 05/08/2021 | Các phương pháp điều trị đau lưng trên và giữa hiệu quả
1. Tại sao phụ nữ thường bị sau sinh bị đau lưng?
Nhiều người cho rằng, đau lưng sau sinh phổ biến là do thuốc gây tê vùng cột sống sử dụng trong sinh mổ hoặc để giảm đau đớn, hỗ trợ quá trình sinh thường dễ dàng hơn. Song các chuyên gia cho biết, đau lưng ít khi là biến chứng do gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, nhất là đau mạn tính. Thay vào đó, các biến chứng thường gặp do gây tê khi sinh, xuất hiện trong hoặc ngay sau đó là bí tiểu, run, hạ huyết áp, tê bì, ngứa,…
Có đến 50% phụ nữ sau sinh bị đau lưng mức độ từ nhẹ đến nặng
Vì vậy, có thể nói rằng, nguyên nhân gây đau lưng sau sinh hầu hết là do những nguyên nhân tiềm tàng, xuất hiện ngay khi mẹ bắt đầu mang thai. Hầu hết phụ nữ bị đau lưng sau sinh là do kết hợp từ nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó góp phần lớn là sự thay đổi về thể chất và sinh lý trong thai kỳ.
1.1. Thay đổi hormone
Khi bắt đầu và trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn. Trong đó, cơ thể có tạo ra một loại hormone có tên là relaxin, có tác dụng giúp vùng xương chậu thư giãn, trở nên mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Tuy nhiên, hormone này lại có thể làm mất ổn định trục cột sống, dẫn đến nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Hormone relaxin vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ sau khi sinh 3 - 4 tháng nên mẹ vẫn bị đau lưng trong thời gian này, sau đó khi hormone về mức bình thường thì tình trạng đau lưng sẽ giảm.
Đau lưng sau sinh do hormone relaxin làm lỏng phần xương chậu
1.2. Thay đổi tư thế
Kích thước vùng bụng ngày càng lớn khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn, trọng tâm cơ thể vì thế cũng thay đổi. Do đó, theo bản năng, cơ thể mẹ sẽ dần điều chỉnh tư thế và cách di chuyển. Tư thế này vô tình gây ảnh hưởng xấu đến cột sống thắt lưng, làm căng khối cơ lưng dẫn đến đau nhức.
1.3. Do tăng cân
Khi mang thai, phụ nữ Việt Nam thường tăng từ 10 - 20 kg tùy theo trọng lượng thai và lượng dịch ối. Nhiều mẹ bầu có thể tăng nhiều hơn do chế độ ăn nhiều dinh dưỡng để chăm sóc con tốt hơn. Vì thế, hệ cột sống thắt lưng phải chịu trọng tải của cơ thể lớn hơn, cùng với hỗ trợ tử cung nuôi dưỡng thai nhi khiến khối cơ lưng dễ bị căng nhiều hơn.
Thai càng lớn thì áp lực lên cột sống thắt lưng càng cao. Nếu mẹ bầu phải làm việc nặng nhọc, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài thì tình trạng đau lưng, tổn thương cột sống càng nghiêm trọng.
Những ảnh hưởng này có thể gây đau lưng kéo dài kể cả sau khi mẹ sinh trong nhiều năm cho đến khi lớn tuổi.
1.4. Loãng xương
Mẹ bầu thường gặp phải hiện tượng loãng xương do mất calci trong qua trình mang thai hoặc khi cho con bú. Đặc biệt những mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi thì tình trạng loãng xương này càng nghiêm trọng hơn, nguy cơ đau lưng xuất hiện sớm và cũng kéo dài hơn so với những mẹ mang thai khi còn trẻ.
Mẹ bầu dễ bị loãng xương do thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ
Vì thế, bổ sung canxi và đầy đủ dưỡng chất để xương chắc khỏe trong và sau khi mang thai rất quan trọng với người phụ nữ. Cùng với đó, hãy hạn chế các tư thế làm tăng gánh nặng cho cột sống, di chuyển và vận động nhẹ nhàng.
1.5. Hậu quả của quá trình viêm
Một nguyên nhân khác gây đau lưng sau sinh mà ít người biết đến đó là hiện tượng viêm các khớp và dây chằng liên quan đến cột sống thắt lưng - vùng khung chậu. Thực ra, viêm là phản ứng tự vệ của cơ thể, giúp chống lại tổn thương và cảnh báo nguy cơ đến não bộ.
Hiện tượng lỏng lẻo các khớp vùng chậu và quanh vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở đôi khi gây ra phản ứng viêm và tình trạng đau từ nhẹ đến nặng, nặng nhất là giai đoạn cuối thai kỳ và ngay sau khi sinh.
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng sau sinh, có những nguyên nhân gây đau tạm thời nhưng cũng có nguyên nhân gây đau mạn tính. Hiểu được những nguyên nhân này giúp mẹ bầu, mẹ sau sinh hoặc đang chuẩn bị bước vào thai kỳ có sự chuẩn bị, phòng ngừa, điều trị phù hợp giúp giảm đau lưng tốt nhất.
1.6. Tiền sử bệnh lý cột sống thắt lưng
Mẹ có tiền sử bệnh lý thắt lưng, khi mang thai do áp lực của thai nhi sẽ có thể làm bệnh nặng thêm, từ đó tình trạng đau sau sinh sẽ nghiêm trọng hơn.
Đau lưng sau sinh có thể được cải thiện nếu các thai phụ hiểu, phòng ngừa và điều trị tích cực
2. Có thể chữa đau lưng sau sinh hay không?
Nếu đau lưng sau sinh do các nguyên nhân sinh lý như do thay đổi nội tiết, thì sau sinh người mẹ chỉ cần có phương pháp nghỉ ngơi hợp lý, không vận động hoặc bê vác nặng, không ngồi nhiều,... thì tình trạng đau sẽ dần hết đi.
Thực tế điều trị cho thấy, hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm là tổ hợp của nhiều nguyên nhân, tổn thương và bệnh lý phức tạp. Vì thế, không nên tự điều trị hoặc dùng thuốc giảm đau tại nhà để chữa đau lưng sau sinh bởi hầu hết không thể loại bỏ cơn đau lâu dài, đôi khi còn tác dụng ngược gây đau nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, muốn chữa đau lưng sau sinh hiệu quả thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị. Với các chị em chuẩn bị bước vào thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ tư vấn kế hoạch cùng biện pháp phòng ngừa để quá trình mang thai nhẹ nhàng, hạn chế đau lưng sau sinh ở mức thấp nhất.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang kết hợp chẩn đoán nhiều chuyên khoa để tìm nguyên nhân gây đau lưng sau sinh cho bệnh nhân như: sản khoa, ngoại khoa, điều trị đau, vật lý trị liệu, dinh dưỡng,… Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ có thể lên phương án điều trị phù hợp nhằm đẩy lùi tối đa tình trạng đau lưng và đảm bảo sức khỏe cho mẹ trong những lần mang thai tiếp.
Xác định nguyên nhân gây đau lưng sau sinh là việc quan trọng để điều trị hiệu quả
Một số phương pháp áp dụng chữa đau lưng sau sinh tại MEDLATEC đem lại hiệu quả tốt cho nhiều người mẹ như: vật lý trị liệu chuyên sâu, thuốc giảm đau và giảm viêm, thủ thuật can thiệp đến cơ, xương khớp, dây chằng,…
Để được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả với tình trạng đau lưng sau sinh bạn gặp phải, hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.