Thoát vị thành bụng sau mổ là một trường hợp của thoát vị thành bụng, là tình trạng một phần nội tạng thoát ra khỏi thành bụng tại vị trí vết mổ cũ. Tùy theo tính chất mà tình trạng này có thể có hoặc không gây nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin liên quan được các chuyên gia đến từ MEDLATEC chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo.
28/09/2020 | Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm 23/09/2020 | Thoát vị bẹn là bệnh như thế nào khi mắc có nguy hiểm không? 09/04/2020 | Chụp MRI thoát vị đĩa đệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý
1. Thế nào là thoát vị thành bụng sau mổ?
thoát vị thành bụng là một bệnh lý xảy ra do một phần ruột dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu của mình và lọt ra khỏi thành bụng. Phần ruột này nằm dưới da bụng và có thể nhìn thấy, sờ nắn được. Thoát vị thành bụng thường là do biến chứng sau phẫu thuật ở vùng bụng. Tại vết mổ cũ, lớp cơ yếu kết hợp với áp lực xoang bụng tăng khiến cho khối tạng bên trong dễ bị thoát ra ngoài. Trường hợp này gọi là thoát vị thành bụng sau mổ.
Loại thoát vị có thể hồi phục thì không quá nguy hiểm, khối tạng có thể tự trở về lại vị trí cũ mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp thoát vị thành bụng không hồi phục, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, hoại tử ruột, đe dọa đến tính mạng. Vì thế mà phát hiện bệnh sớm để đưa ra hướng chữa trị thích hợp là rất cần thiết.
Hình ảnh người đàn ông trước và sau khi bị thoát vị thành bụng
2. Nguyên nhân gây nên thoát vị thành bụng sau mổ
Nguyên nhân của thoát vị thành bụng sau mổ là do vết mổ ở bụng không hồi phục đúng theo mong muốn. Các lớp cơ không liền đúng cách làm cho cơ bụng bị yếu, bị hở, tạo thành một lỗ hổng khiến cho ruột dễ thoát ra khỏi thành bụng tại vị trí đó. Từ đó mà gây nên tình trạng thoát vị thành bụng.
Có rất nhiều yếu tố tác động lên vết mổ khiến cho vết mổ không lành đúng cách. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:
-
Ăn uống quá no trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Điều này làm tăng áp lực thành bụng trong khi vết mổ chưa lành hoàn toàn, dẫn đến vết mổ có thể bị bung ra, lớp cơ liền lại không kín, tạo ra lỗ hở trên thành bụng.
-
Bệnh nhân tăng cân quá nhanh sau phẫu thuật cũng gây cản trở sự lành bình thường của vết mổ ở thành bụng.
-
Bệnh nhân mang thai trước khi vết mổ ở thành bụng lành hoàn toàn. Việc mang thai sẽ góp phần làm tăng áp lực xoang bụng, chèn ép vùng bụng và làm cho vết mổ không lành đúng cách.
-
Hoạt động thể chất mạnh và quá sớm sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vận động không đúng cách có thể ảnh hưởng đến vết mổ, vết mổ sẽ khó lành và dễ bị sai lệch trong quá trình lành.
-
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân khiến vết mổ lành không đúng cách, có thể là do cơ địa của mỗi người hoặc một số chất thu nhận hằng ngày gây cản trở vết mổ lành lại.
Ăn quá no trong thời gian đầu sau phẫu thuật có thể dẫn đến thoát vị thành bụng
Ngoài các nguyên nhân trên thì một số yếu tố nguy cơ có thể làm cho tình trạng thoát vị thành bụng sau mổ dễ xảy ra hơn là:
-
Vết thương điều trị không đúng cách dẫn đến bị nhiễm trùng.
-
Bệnh nhân mổ ở bụng trong tình trạng đang có các bệnh nền như suy thận, tiểu đường hoặc bệnh phổi.
-
Bệnh nhân sử dụng thuốc lá, các chất kích thích hay các loại thuốc ức chế miễn dịch, steroid.
-
Bệnh nhân bị béo phì.
Hiểu được những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh là một việc cần thiết để ngăn ngừa bệnh xảy ra. Hy vọng với những điều trên đây, bạn sẽ có những thói quen và hướng điều trị sau phẫu thuật thành bụng thật đúng đắn để đề phòng thoát vị thành bụng sau mổ.
3. Triệu chứng của bệnh
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh thoát vị thành bụng sau phẫu thuật là bệnh nhân xuất hiện một khối lồi ra khỏi thành bụng ngay tại vết mổ hoặc gần vết mổ cũ. Khối này có thể sờ nắn được và quan sát càng rõ khi bệnh nhân căng cơ, khi ho hoặc ăn no. Trường hợp các bệnh nhân quá gầy thì có thể quan sát được ruột ở bên trong khối lồi ra này.
Có thể nhìn thấy và sờ nắn khối thoát vị một cách dễ dàng
Có hai loại thoát vị thành bụng mổ, đó là:
Thoát vị có thể hồi phục (ấn xẹp):
Là khi lỗ thoát vị rộng, khối thoát vị thành bụng có thể tự mất đi khi ấn vào, khi bệnh nhân đói (giảm áp lực xoang bụng) hoặc khi ở tư thế nằm.
Thoát vị không hồi phục (không ấn xẹp):
Khi lỗ thoát vị hẹp, ruột bị thoát ra ngoài và mắc kẹt tại đó, không thể đẩy lại vào trong xoang bụng. Khi khối thoát vị tồn tại quá lâu ở ngoài thành bụng sẽ dễ sưng viêm, thậm chí là nhiễm trùng, hoại tử gây đau đớn cho bệnh nhân.
Bên cạnh những dấu hiệu ở trên thì bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, có thể bị sốt, nhịp tim tăng, khó thở, thở nông,…
4. Phương pháp điều trị hợp lý
Nguyên tắc điều trị:
-
Nếu khối thoát vị nhỏ và có thể hồi phục thì chưa cần phải phẫu thuật ngay. Có thể can thiệp bằng thuốc và các biện pháp khác để đưa khối thoát vị về vị trí cũ.
-
Trong trường hợp ngược lại thì cần tiến hành phẫu thuật để điều trị. Các tình huống cần phẫu thuật là: khối thoát vị quá lớn, kích thước tăng nhanh, thoát vị làm mất thẩm mỹ hoặc thấy có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử, đau đớn tại vị trí thoát vị thành bụng.
Có thể phẫu thuật để điều trị thoát vị thành bụng sau mổ
Để có một quyết định đúng đắn trong điều trị thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân như: điều trị theo phương pháp nào, những lưu ý để hồi phục nhanh sau phẫu thuật,…
Hiện nay có ba phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng sau mổ. Tùy theo mức độ thoát vị và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có thể áp dụng các phương pháp mổ khác nhau:
-
Phẫu thuật hở: Bệnh nhân sẽ được mổ hở vết thương trên thành bụng để đưa các tạng về vị trí cũ, sau đó sẽ khâu đóng vết mổ và hộ lý chăm sóc như một phẫu thuật hở điển hình.
-
Phẫu thuật nội soi: là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế đau đớn cho bệnh nhân, có thể áp dụng ở nhiều vị trí khác nhau và giảm nguy cơ tái phát.
-
Phẫu thuật bằng tia laser.
Thoát vị thành bụng sau mổ là một bệnh khá nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để đưa ra hướng điều trị thích hợp. Nếu không bệnh có thể chuyển biến xấu và gây nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân. Nếu gặp các dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn miễn phí.