Tắc tia sữa là tình trạng mà không ít bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ gặp phải, nếu không biết cách xử lý và xử lý chậm trễ có thể gây áp xe, viêm vú nguy hiểm. Do vậy, mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa để điều trị tại nhà hoặc liên hệ với bác sĩ để nhận sự trợ giúp. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ hướng dẫn bạn nhận biết và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả.
26/02/2022 | Tắc tia sữa là gì? Bỏ túi những mẹo giúp mẹ không bị tắc tia sữa 21/02/2022 | Góc tư vấn: Phải làm sao để thoát khỏi nỗi khổ tắc tia sữa sau sinh? 24/09/2021 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh
1. Nguyên nhân gây tắc tia sữa thường gặp
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực, việc này khiến bé bú cũng như hút sữa để tích sữa bình thường gặp nhiều khó khăn. Tắc sữa không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không kịp thời can thiệp, sữa tắc lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, áp xe hoại tử vú. Tắc sữa cũng là nguyên nhân gây mất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn nên không được chủ quan.
Tắc tia sữa là tình trạng nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ gặp phải
Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa, những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
1.1. Mới sinh con
Sau khi sinh, nhiều mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa dù chưa cho bé bầu lần nào. Nguyên nhân là do sữa tích tụ nhiều trong thời gian dài trong bầu ngực nhưng không được bé bú hoặc bị tắc dịch dẫn đến không chảy ra ngoài được. Việc ứ đọng sữa này sẽ khiến vú bị căng cứng, đau nhức và gây sốt nhẹ, cần sớm làm thông tắc để bé có thể bú sữa.
1.2. Sữa mẹ dư thừa
Lượng sữa cung cấp của mỗi mẹ bầu là khác nhau, nhiều trường hợp sữa mẹ về quá nhiều mà bé không bú hết, dẫn đến sữa còn dư thừa nhiều trong bầu ngực. Cùng với việc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no ra ngoài. Kết quả là sữa còn đọng lại gây tắc nghẽn tia sữa.
Bé bú mẹ không đúng cách là nguyên nhân gây tắc tia sữa
1.3. Con bú sữa mẹ không đúng cách
Khi bé không ngậm vú mẹ đúng cách, sữa không thể chảy ra ngoài nhiều, thay vào đó có thể tồn đọng lại trong bầu ngực. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tắc tia sữa.
1.4. Ngực chịu áp lực
Khi mẹ đang cho con bú, kích thước ngực tăng lên do cần sản xuất và đưa sữa đều đặn cho bé bú. Nhiều mẹ không thay đổi áo ngực dẫn đến áo quá chật, bó chặt vào ngực hoặc mang địu địu bé trước ngực khiến bầu ngực chịu áp lực lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ hoặc tập luyện thể thao quá sức ngay sau khi sinh.
1.5. Mẹ không cho bé bú thường xuyên
Do nguyên nhân công việc hoặc sức khỏe, mẹ có thể không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc tuyến sữa.
1.6. Mẹ bị stress
Tâm trạng không tốt cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, trong đó có việc sản xuất sữa. Do vậy, nếu mẹ bị căng thẳng, stress kéo dài không được giải quyết, quá trình sản sinh hormone oxytocin sẽ bị ảnh hưởng, khiến việc giải phóng sữa ở vú gặp vấn đề.
Nên khắc phục xử lý sớm tình trạng tắc tia sữa
Những nguyên nhân gây tắc tia sữa trên cần được loại bỏ, ngoài ra cần chú ý theo dõi, nếu phát hiện dấu hiệu thì cần sớm can thiệp xử lý. Tắc tia sữa có thể gặp ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc khi bé đã bú sữa được một thời gian, gây căng tức, nổi cục ở bầu ngực khiến sữa tiết ra ít hoặc hoàn toàn không tiết ra. Dấu hiệu ngực căng tức, chuyển màu, gây sốt, nhiễm trùng là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ cần được can thiệp y tế để thông tắc tia sữa.
2. Cách chữa tắc tia sữa
Với tắc tia sữa mới không quá nghiêm trọng, có thể dùng biện pháp vắt sữa bằng tay hoặc máy với lực lớn hơn để thông tia. Khi tia sữa thông, tình trạng viêm ở tuyến vú cũng được cải thiện, mẹ cũng không còn bị sốt nhẹ do viêm nữa mà không cần dùng kháng sinh.
Tuy nhiên, nếu tắc tia sữa kéo dài không được xử lý sẽ trở thành viêm nhiễm nặng, hình thành áp xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân dạng tiêm hoặc uống. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng áp xe vú có được cải thiện hay không, nếu không sẽ phải trích tháo mủ ở vú để điều trị.
Điều trị sớm tránh tắc tia sữa nặng hình thành ổ áp xe
Khi bị tắc tia sữa, mẹ không nên cố gắng cho bé bú sữa vì sẽ gây đau đớn, viêm nặng hơn. Ngoài ra, sữa mẹ cũng không đảm bảo chất dinh dưỡng, bé bú vào dễ bị rối loạn tiêu hóa như: đi đại tiện ra phân bọt, tiêu chảy, chứa chất xanh,... Chỉ khi mẹ đã hết sốt, không còn bị tắc tia sữa thì mới cho bú trở lại, trường hợp điều trị bằng kháng sinh toàn thân hãy trao đổi với bác sĩ về thời điểm có thể cho bé bú.
Trong trường hợp tắc tia sữa xuất hiện cục cứng, gây khó chịu vùng ngực, bạn nên chườm ấm để giúp thông tia sữa, đồng thời massage nhẹ nhàng bầu vú kết hợp khi cho con bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Biện pháp dùng tay massage, nắn nhẹ bầu ngực để vắt sữa mỗi khi trẻ bú cũng có tác dụng rất tốt để sữa ra dễ dàng hơn.
Nếu sau vài ngày tình trạng tắc tia sữa vẫn tiếp diễn, bạn dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng hai tay ép vào nhau, vừa ép vừa day để làm tan vị trí sữa bị đông. Nên day từ từ theo vòng tròn với lực tăng dần, tránh dùng lực quá mạnh gây đau và viêm nặng hơn.
Sử dụng máy hút sữa có thể làm thông tắc tia sữa
Nếu đã thử các biện pháp trên nhưng tình trạng tắc tia sữa không được cải thiện, hãy sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tắc tia sữa để lâu có thể gây biến chứng áp xe tuyến vú, hoại tử vú rất nguy hiểm cho mẹ. Cũng không nên quá lạm dụng các cách chữa tắc tia sữa dân gian sử dụng các loại lá cây đắp có thể gây viêm nhiễm và hoại tử nặng hơn.
Áp dụng đúng cách chữa tắc tia sữa sẽ giúp mẹ sau sinh xử lý tốt hơn tình trạng này tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa. Nếu cần tư vấn thêm, mẹ có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.