Nguyên nhân chính dẫn đến cơ thể bị thiếu vitamin B2 | Medlatec

Nguyên nhân chính dẫn đến cơ thể bị thiếu vitamin B2

Vitamin B2 là một trong những vi chất quan trọng mà cơ thể cần nhưng không thể tự tổng hợp, phải bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Chế độ ăn không lành mạnh hoặc các rối loạn hấp thu khiến cơ thể thiếu vitamin B2 và dẫn tới nhiều bệnh lý khác.


13/11/2020 | Điểm danh ngay 7+ thực phẩm bổ sung vitamin A hiệu quả
13/11/2020 | Những thực phẩm bổ sung vitamin B2 hiệu quả nên ăn hàng ngày
07/11/2020 | Nên sử dụng loại thực phẩm nào khi cơ thể bị thiếu vitamin B7

1. Thiếu vitamin B2 gây ra bệnh gì?

Thực tế, thiếu hụt vitamin B2 là không phổ biến bởi dưỡng chất này có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Hầu hết các trường hợp thiếu hụt vitamin này xảy ra khi bị rối loạn nội tiết, gặp vấn đề về tuyến giáp. 

Vitamin B2 là chất dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể

Vitamin B2 là chất dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể

Dấu hiệu Thiếu vitamin B2 khá dễ nhận biết như: 

Đỏ, ngứa mắt, dễ chảy nước mắt

Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2, mắt là nơi có triệu chứng đầu tiên và rõ ràng nhất. Đó là tình trạng viêm kết mạc, xung huyết mắt, viêm bờ mi hoặc loét vùng mi mắt. Người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa mắt, chảy nước mắt, nặng hơn thấy sợi gây rát mắt.

Nếu không khắc phục sớm các vấn đề về mắt cũng như bổ sung vitamin B2, mắt có thể gặp triệu chứng nặng như quáng gà, chảy máu võng mạc, phù gai thị,… dẫn đến mắt hoại tử.

Cơ thể mệt mỏi

Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm sang năng lượng cho tế bào sử dụng trong các hoạt động sống. Vì thế thiếu hụt vitamin B2 sẽ khiến tế bào không được cung cấp đủ năng lượng. Triệu chứng xuất hiện trên cơ thể là mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó tập trung làm việc.

 Thiếu vitamin B2 khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Thiếu vitamin B2 khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Rối loạn chức năng gan, ruột

Thiếu hụt vitamin B2 cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn chức năng gan, ruột với biểu hiện: xuất hiện các vết loét ngứa trên cơ thể, vết thương lâu lành,… Đặc biệt trên môi có xuất hiện các nốt đỏ, phù hoặc teo niêm mạc, lưỡi có quầng đỏ đau rát.

Rụng tóc, gãy tóc

Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh collagen và nuôi dưỡng tóc, vì thế thiếu hụt dưỡng chất này khiến tóc dễ bị rụng, gãy.

Da nhanh bị lão hóa

Vitamin B2 cũng tham gia vào quá trình sản sinh collagen cho da, vì thế khi cơ thể thiếu hụt vitamin này, da cũng nhanh bị lão hóa, xuất hiện nếp nhăn và các khuyết điểm khác. Vì thế trông bạn sẽ già đi nhanh hơn.

Thiếu máu

Thiếu vitamin B2 nghiêm trọng sẽ dẫn tới thiếu máu, khó thở, dễ bị hụt hơi, sức khỏe kém. Tình trạng này cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch hơn.

Chậm phát triển ở trẻ

Trẻ em thiếu hụt vitamin B2 trong giai đoạn lớn sẽ bị biếng ăn, chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về da.

Nhìn chung, thiếu vitamin B2 thường đi kèm với các dinh dưỡng khác, nhất là các vitamin nhóm B và gây nhiều rối loạn trong cơ thể. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu với vitamin B2 nhiều hơn và nếu thiếu dưỡng chất này, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn.

Trẻ bị thiếu vitamin B2 có thể chậm phát triển

Trẻ bị thiếu vitamin B2 có thể chậm phát triển

2. Tại sao thiếu vitamin B2?

Nhu cầu của cơ thể với vitamin B2 liên hệ mật thiết với năng lượng đưa vào cơ thể dưới dạng thực phẩm bởi nó cần thiết cho chuyển hóa. Ngoài ra, nhu cầu vitamin B2 cũng phụ thuộc vào độ tuổi, các thời kỳ đặc biệt như cho con bú, dậy thì, mang thai,…

2.1. Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2

Thiếu hụt vitamin B2 do nhiều nguyên nhân như:

Giảm hấp thu, bệnh tuyến giáp: Các rối loạn khiến cơ thể giảm hấp thu với vitamin B2 và nhiều dưỡng chất khác, thường gặp ở người cao tuổi, người bị tiêu chảy kéo dài.

Không cung cấp đủ từ thực phẩm: vitamin B2 có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm ăn hàng ngày, tuy nhiên việc sơ chế, bảo quản không đúng cách làm giảm lượng vitamin B2. Từ đó cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất này.

Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt: Ở tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú nhu cầu cơ thể với vitamin B2 cao hơn. Nếu không chú ý bổ sung tăng cường trong chế độ ăn hoặc thực phẩm hỗ trợ thì nguy cơ thiếu vitamin B2 rất cao.

Đối tượng giảm hấp thu vitamin B2: Người nghiện rượu, người nhiễm khuẩn lâu ngày, đái tháo đường, bệnh gan, bệnh tim, ung thư,… hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc probenecid,… cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin B2 của cơ thể.

2.2. Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B2

Những đối tượng sau cần lưu ý bổ sung tăng cường vitamin B2 từ thực phẩm hoặc chế phẩm dinh dưỡng:

Vận động viên thể thao có nhu cầu vitamin B2 cao hơn

Vận động viên thể thao có nhu cầu vitamin B2 cao hơn

Vận động viên

Vận động viên cần tập thể dục thường xuyên với cường độ cao, sử dụng nhiều vitamin B2 nên có nhu cầu dinh dưỡng này tăng lên. Nếu vẫn thực hiện chế độ ăn thông thường hoặc ăn chay (trừ các sản phẩm động vật) thì nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 rất cao. 

Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh

Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu vitamin B2 cao hơn bình thường bởi nó tham gia vào tổng hợp sữa mẹ và nuôi dưỡng thai. Vì thế cần tăng cường bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm, thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và thai nhi.

Những mẹ bầu bị rối loạn hấp thu vitamin B2 cần bổ sung tăng cường từ thuốc hoặc đường tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Người ăn chay, ít sử dụng sữa

Người ăn chay bỏ hoàn toàn thịt, sữa và các thực phẩm có nguồn gốc động vật làm giảm lượng vitamin B2 đáng kể cung cấp. Vì thế những đối tượng này đối mặt với nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin B2.

Trẻ sơ sinh mắc rối loạn thần kinh

Có một hội chứng rối loạn thần kinh Brown - Vialetto - Van Laere hiếm gặp bị thiếu hụt vitamin B2, dẫn đến các biến chứng như: bại liệt, điếc, khó thở,… Những trẻ này cần được phát hiện sớm và bổ sung vitamin B2 thường xuyên.

 Bổ sung vitamin B2 từ chế phẩm là cần thiết khi thiếu dinh dưỡng này

 Bổ sung vitamin B2 từ chế phẩm là cần thiết khi thiếu dinh dưỡng này

3. Làm gì khi thiếu vitamin B2?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu hụt vitamin B2, cần xét nghiệm phân tích:

- Flavin hồng cầu.

- Glutathione Reductase hồng cầu.

- Nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu.

Từ kết quả này, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung vitamin B2 để phòng và điều trị thiếu vitamin này qua các con đường như:

Đường uống: vitamin B2 dưới dạng viên uống bổ sung chia thành từng liều nhỏ, sử dụng kết hợp với thức ăn để cơ thể hấp thu.

Đường tiêm: Phù hợp với các trường hợp không thể bổ sung vitamin B2 đường uống (thường ở người kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa hoặc cần bổ sung vitamin B2 khẩn cấp).

Như vậy, mỗi chúng ta cần quan tâm, xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt phòng ngừa thiếu vitamin B2 gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp