Khi bị cảm cúm, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân bị cúm sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng lây lan bệnh đến với những người xung quanh.
22/09/2022 | Điều trị cúm biến chứng ở trẻ em cần lưu ý những gì? 16/09/2022 | Phân biệt dấu hiệu mắc Adenovirus với bệnh cảm cúm, hô hấp thông thường 15/09/2022 | Xét nghiệm cúm A bằng cách nào? Nên xét nghiệm ở đâu? 11/08/2022 | Bác sĩ tư vấn cúm lợn là gì và các vấn đề liên quan
1. Thông tin cơ bản cần biết về bệnh cúm
Đầu tiên, để hiểu rõ một cách cụ thể về bệnh cúm, cần tìm hiểu các yếu tố về khái niệm, các chủng virus cúm và các giai đoạn phát triển của cảm cúm.
Nguyên nhân bị cúm và những điều có thể bạn chưa biết
1.1. Khái niệm
Trước hết cần phải biết được khái niệm bệnh cúm là gì trước khi tìm hiểu những yếu tố khác liên quan đến bệnh cúm. Cụ thể, bệnh cúm xuất hiện do virus cúm (Influenza virus) gây nên, làm nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là căn bệnh dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em.
Cảm cúm là bệnh có khả năng tự khỏi nhưng cũng là bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với những người đã mắc bệnh về phổi, thiếu máu, thận, bệnh về chuyển hóa, ở phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi hay người lớn trên 65 tuổi. Các biến chứng có thể xuất hiện khi bị cảm cúm như viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não hay nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
1.2. Các chủng virus cúm hiện nay
Hiện nay, virus cúm có 4 chúng khá phổ biến với tên gọi là A, B, C, D. Trong đó:
-
Virus chủng A và B là hai chủng virus thường gặp nhất ở người.
-
Chủng virus C gây nên bệnh nhẹ hơn và thường không có triệu chứng.
-
Chủng virus D không gây bệnh ở người nhưng ảnh hưởng đến gia súc.
Cảm cúm là gì?
1.3. Bệnh cảm cúm có mấy giai đoạn
Tìm hiểu và nhận biết các giai đoạn của bệnh cảm cúm là cơ sở giúp người bệnh nhận định được hiện đang ở giai đoạn nào để có phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường, một đợt cảm cúm xảy ra thường trải qua ba giai đoạn. Cụ thể như sau:
-
Giai đoạn 01 - giai đoạn khởi phát kéo dài từ khoảng 01 đến 03 ngày. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt, đau mỏi cơ thể, nhức đầu, đau họng, ho khan, nghẹt.
-
Giai đoạn 02 - giai đoạn toàn phát thường xuất hiện từ ngày thứ tư trở đi trong đợt cúm. Ở giai đoạn này, các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ thể giảm hơn so với giai đoạn đầu nhưng người bệnh thường sẽ bị khàn tiếng, họ sẽ bị khô, ngứa và thấy đau họng, cảm thấy bị tức ngực. Ngoài ra, trong giai đoạn này một số người còn cảm thấy đầy hơi và cơ thể mệt mỏi.
-
Giai đoạn phục hồi - giai đoạn thường xuất hiện từ ngày thứ tám trở đi trong đợt cúm. Ở giai đoạn này, các triệu chứng xuất hiện ở các giai đoạn trước với còn nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng, những cơn ho và tình trạng cơ thể mệt mỏi vẫn có thể tiếp tục kéo dài trong khoảng từ một đến hai tuần tiếp theo.
2. Nguyên nhân bị cúm
Những thông tin cơ bản về bệnh cúm là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận biết được liệu bản thân có đang bị cúm hay không? Từ đó sẽ có những biến pháp điều trị thích hợp và phòng chống lây lan đến những người xung quanh. Để có thể ngăn ngừa được bệnh cúm xảy ra, các nguyên nhân bị cúm sẽ là cơ sở giúp người bệnh phòng tránh. Cụ thể:
-
Nguyên nhân bị cúm đầu tiên không thể không nhắc đến chính là tác nhân trực tiếp: virus cúm - influenza virus. Khi loại virus nào tấn công vào cơ thể con người tại các vị trí mũi, cổ họng, phổi vào hệ hô hấp gây nên bệnh cảm cúm.
-
Nguyên nhân bị cúm có thể đến từ việc lây nhiễm từ người bệnh. Có thể nhiễm bệnh thông qua việc giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt hơi tạo điều kiện cho các virus cúm ra bên ngoài và bám vào các đồ vật xung quanh. Khi những người bình thường tiếp xúc với người bệnh hoặc những đồ vật có virus cúm thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cúm.
Nguyên nhân bị cúm do virus cúm tấn công hệ hô hấp
Thông thường, thời gian lây nhiễm bệnh cảm cúm kéo dài trong khoảng 5 ngày trước khi các dấu hiệu của cảm cúm xuất hiện. Tùy vào thể trạng từng người hoặc tùy thuộc vào loại virus xâm nhập vào cơ thể mà thời gian kéo dài bệnh ngắn hoặc dài, chủ yếu là từ một tuần trở lên. Những người có hệ thống miễn dịch yếu hay trẻ em thì thường có thời gian lây bệnh lâu hơn so với những người bình thường.
3. Một số triệu chứng phát hiện cảm cúm sớm
Thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân bị cúm và một số triệu chứng dưới đây mà người bệnh có thể sớm nhận biết được mình đang bị cảm cúm. Cụ thể:
3.1. Sốt
Sốt là triệu chứng phổ biến nhất thường gặp trong giai đoạn đầu khi bị nhiễm virus cúm. Triệu chứng này xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Khi bị cúm, người bệnh thường bị sốt từ 38 độ C trở lên.
3.2. Mệt mỏi đột ngột hoặc mệt mỏi quá mức
Khi cơ thể người cảm thấy quá mệt mỏi hoặc bị mệt mỏi đột ngột là triệu chứng để nhận biết cảm cúm. Tình trạng mệt mỏi ở người bị nhiễm virus cúm thường nặng nề hơn so với các tình trạng cảm lạnh thông thường. Mệt mỏi nhiều thường kèm theo triệu chứng đau nhức mỏi cơ bắp toàn thân. Lúc này người bệnh cần nghỉ ngơi một vài ngày để phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trẻ em cũng có thể nhiễm virus cúm
3.3. Cảm thấy ớn lạnh và cơ thể bị đau nhức
Nếu cơ thể cảm thấy khó chịu, đau nhức và cảm thấy bị ớn lạnh thì đây cũng là một trong những triệu chứng sớm để nhận biết đã bị cảm cúm. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng đầu, lưng và chân. Cảm giác ớn lạnh thường sẽ đi đôi với đau nhức cơ thể, dấu hiệu này còn có thể xuất hiện trước khi sốt.
3.4. Ho, ho khan và ho dai dẳng
Ho là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh khác nhau, bệnh cảm cúm cũng không ngoại lệ. Virus cúm khi xâm nhập và tác động vào hệ hô hấp của con người có thể khiến cho người bệnh bị ho, tức ngực và hơi thở khò khè. Khi ho có thể ra đờm hoặc chất nhầy, nhưng tình trạng này thường ít xuất hiện trong giai đoạn đầu của cúm.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu, các vấn đề liên quan đến hô hấp như hen suyễn hoặc liên quan đến sự tắc nghẽn của phổi, tốt hơn hết hãy đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra, gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
3.5. Đau họng
Ho nhiều trong cảm cúm là nguyên nhân dẫn đến đau họng. Hoặc đau họng cũng có thể đến từ việc virus tác động và gây sưng hệ hô hấp, khiến người bệnh đau họng nhưng không kèm ho. Trong giai đoạn đầu của bệnh cúm, người bệnh thường sẽ cảm thấy khó chịu ở cổ họng, đau và không thể nuốt đồ ăn hoặc nước. Tình trạng đau họng sẽ trở nên nặng hơn khi virus tác động nhiều và nhân lên.
Những dấu hiệu sớm để nhận biết đang bị cảm cúm
3.6. Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Virus cúm có thể gây nên các vấn đề về tiêu hóa, như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Việc cơ thể mất nước là biến chứng nguy hiểm đến từ việc nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, khi bị cảm cúm cần phải uống nước lọc, uống các loại nước bổ sung điện giải, nước trái cây để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước.
Những điều cần biết về bệnh cảm cúm, các nguyên nhân bị cúm là những thông tin quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải nắm bắt, vì đây là căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra với tất cả mọi người. Để được thăm khám và điều trị sớm, Quý khách hãy đến chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám trước.