Người chăm sóc F0 tại nhà cần làm theo những lời khuyên này | Medlatec

Người chăm sóc F0 tại nhà cần làm theo những lời khuyên này

Ngày 02/09/2021 Ban Biên tập

Số ca F0 trên khắp cả nước vẫn không ngừng gia tăng, để giảm tải cho các bệnh viện và đảm bảo ai cũng được chăm sóc y tế, Bộ Y tế đã ban hành và hướng dẫn điều trị F0 tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác, người chăm sóc F0 tại nhà cần làm theo những lời khuyên dưới đây.


26/08/2021 | Kích hoạt dự án "Bệnh viện tại nhà"- Đồng hành cùng người dân vượt Covid-19
19/06/2020 | Tư vấn sức khỏe qua video call: Giải pháp tuyệt vời cho người bệnh mạn tính

Giúp F0 làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Dự án bệnh viện tại nhà hỗ trợ điều trị, chăm sóc F0 tại nhà giúp giảm tải hệ thống Y tế

Dự án bệnh viện tại nhà hỗ trợ điều trị, chăm sóc F0 tại nhà giúp giảm tải hệ thống Y tế

Nếu bạn đang chăm sóc ai đó bị Covid-19, có triệu chứng của Covid-19 hoặc đã được chẩn đoán nhiễm virus SARS-CoV-2, việc đầu tiên bạn cần làm đó là chăm sóc người bệnh và giúp họ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân bị sốt cao, kèm theo các triệu chứng như đau người, khó chịu..., hãy làm mọi cách để họ cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy đảm bảo người bệnh được ăn, uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý. 

Cố gắng không để người bệnh tiếp xúc với người khác hoặc vật nuôi trong nhà để tránh nguy cơ lây lan Covid-19 cho người khác. 

Khi chăm sóc người bệnh F0, nếu bản thân nhận thấy mình có các dấu hiệu sau, hãy liên hệ ngay với Tổng đài 1900 1277 của dự án “Bệnh viện tại nhà” để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ mạng lưới bác sĩ đồng hành:

  • Khó thở

  • Đau dai dẳng hoặc áp lực trong ngực

  • Không có khả năng đánh thức hoặc tỉnh táo

  • Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da.

Thực hiện cách ly tại nhà

Thực hiện cách ly tại nhà đối với người mắc Covid-19 và người chăm sóc

Thực hiện cách ly tại nhà đối với người mắc Covid-19 và người chăm sóc

Covid-19 lây lan giữa những người tiếp xúc gần thông qua các giọt bắn đường hô hấp được tạo ra khi ai đó nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Do đó, người mắc Covid-19 nên cách ly mình ra khỏi những người khác trong nhà bằng cách sử dụng phòng riêng, phòng tắm riêng, thùng đựng rác riêng có lót, nắp đậy kín. Đảm bảo phòng ở của người bệnh sạch sẽ, thông gió, thoáng mát, 

Không chỉ người mắc Covid-19 thực hiện cách ly mà người chăm sóc người bệnh cũng cần được cách ly. Bởi bất kỳ ai có tiếp xúc gần với người bệnh đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19 và cần được cách ly. Không tiếp xúc với người khác chính là cách phòng tránh lây lan dịch bệnh. 

Người mắc Covid-19 nên ăn riêng trong phòng của họ. Người chăm sóc tuyệt đối không sử dụng chung bát đĩa, cốc, ly, khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ điện tử hay bất cứ đồ dùng cá nhân nào với người bệnh. Nên đeo găng tay khi rửa bát hoặc khi xử lý các vật dụng đã qua sử dụng.      

Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp loại bỏ các virus, vi khuẩn có hại

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng giúp loại bỏ các virus, vi khuẩn có hại

Đeo khẩu trang và yêu cầu người bệnh đeo khẩu trang trước khi vào phòng. Đeo găng tay khi bạn chạm vào hoặc tiếp xúc với máu, phân hoặc chất dịch cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như nước bọt, chất nhầy, chất nôn và nước tiểu... Sau khi đã xử lý xong, nên vứt găng tay vào thùng rác có lót và rửa tay ngay lập tức. 

Thực hành các biện pháp phòng ngừa hàng ngày để không bị bệnh như rửa tay thường xuyên; Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng; Thường xuyên làm sạch và khử trùng bề mặt.

Khi rửa tay nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Hướng dẫn mọi người trong nhà làm như vậy, đặc biệt là sau khi ở gần người bệnh. Trường hợp không có sẵn xà phòng và nước, hãy sử dụng chất dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Che tất cả các bề mặt của bàn tay và chà xát chúng với nhau cho đến khi cảm thấy khô.

Theo dõi sức khỏe của chính bạn

Người chăm sóc nên ở nhà và theo dõi sức khỏe của chính mình để phát hiện các triệu chứng Covid-19 trong khi chăm sóc người bệnh. Bởi trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm Covid-19. 

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Sốt, ho, khó thở nhưng các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện. Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng hơn mà bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Người chăm sóc nên tiếp tục ở nhà sau khi chăm sóc xong. Người chăm sóc có thể rời khỏi nhà của họ 14 ngày sau lần tiếp xúc gần nhất với người bị bệnh (dựa trên thời gian phát bệnh), hoặc 14 ngày sau khi người bị bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn để chấm dứt cách ly tại nhà.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác là ở nhà trong 14 ngày nếu bạn nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với người nhiễm Covid-19. Thường xuyên cập nhật trang web của Bộ Y tế hoặc sở y tế địa phương của bạn để biết thông tin về cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các hướng dẫn mới nhất. 

Một lưu ý dành cho người bệnh và người chăm sóc là tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo đơn trên mạng. Bởi việc làm này vô cùng nguy hiểm có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của người bệnh ngày càng xấu đi hoặc tệ hơn có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. 

Thực tế, đã có không ít trường hợp vì cả tin mà làm theo các hướng dẫn, đơn thuốc trên mạng đã phải trả giá đắt. Vì thế, tiêm phòng vắc xin +5K và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chính là cách tốt nhất giúp bạn chiến thắng Covid-19. 

Khi chăm sóc người bệnh F0, nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19, hãy gọi ngay cho Tổng đài 1900 1277 của dự án “Bệnh viện tại nhà” và cho bác sĩ biết các triệu chứng của bạn. Họ sẽ cho bạn biết bạn phải làm gì. 

Để cập nhật kiến thức, nhận các hướng dẫn chăm sóc, điều trị tại nhà cũng như theo dõi sức khỏe kịp thời, thường xuyên, người bệnh F0 và người có nguy cơ nhiễm Covid-19 (F1, F2) có thể tải ứng dụng MedOn và đặt lịch tư vấn từ xa cùng bác sĩ qua tính năng Video Call. Bạn sẽ không mất phí vì các cuộc gọi Video này hoàn toàn miễn phí.

Người dân tải ứng dụng MedOn tại onelink.to/medonapp hoặc thực hiện:

Bước 1: Tải ứng dụng từ Google Play hoặc App Store, nhập số điện thoại, mã OTP.

Bước 2: Mở ứng dụng, bấm vào “Tư vấn video call”, chọn chuyên khoa, ngày tư vấn, bác sĩ và khung giờ tư vấn.

Bước 3: Điền lý do khám và bấm vào “Đặt lịch tư vấn”.

 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp