Ngạt mũi là tình trạng hốc mũi bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng đi kèm với ngạt mũi thường là đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi,... Chữa ngạt mũi cần dựa vào nguyên nhân để có kết quả tốt.
02/07/2021 | Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa 16/06/2021 | Đi tìm lời giải cho băn khoăn tại sao bị nghẹt mũi khi đi ngủ 23/04/2020 | Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm gì?
1. Các nguyên nhân điển hình dẫn đến ngạt mũi
Ngạt mũi có thể do các nguyên nhân sau:
Nếu bạn bị ngạt mũi cùng các dấu hiệu khác như đau họng, hắt hơi, ho và có thể sốt, thì rất có thể bạn đã bị cảm lạnh, cảm cúm.
Ngạt mũi là tình trạng hốc mũi bị tắc nghẽn, không thể hô hấp bình thường
Thông thường, nếu do cảm lạnh, bạn chỉ cần ủ ấm cơ thể, triệu chứng ngạt mũi sẽ giảm. Nếu do cảm cúm, bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày và tình trạng ngạt mũi cũng sẽ hết.
Viêm xoang sẽ làm tăng tiết dịch, gây cản trở đường hô hấp và ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi sẽ nặng nề hơn ở tư thế nằm. Nếu bị viêm xoang, ngoài ngạt mũi, bạn có xuất hiện một số dấu hiệu khác như đau đầu, người mệt mỏi, đau nhức hai hốc mắt.
1.3. Viêm amindan
Dây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ngạt mũi, nhất là ở trẻ em.
1.4. Dị tật mũi
Các dị dạng ở mũi như polyp mũi, khối u, lệch vách ngăn mũi cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp ở mũi, gây ngạt mũi.
Nhiều người bị dị ứng với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, thức ăn,... Khi tiết xúc với các dị nguyên này sẽ gây ra các phản ứng của cơ thể như viêm mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,...
Viêm mũi dị ứng gây ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,...
1.6. Dị vật trong mũi
Dị vật trong mũi gây bít tắc đường thở, gây viêm, phù nề và dẫn tới ngạt mũi. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ bởi trẻ con thường hiếu động, thường nhét đồ chơi hoặc vật thể lạ vào mũi.
1.7. Căng thẳng thần kinh
Thần kinh bị căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ngạt mũi.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tình trạng ngạt mũi ngày càng trầm trọng hơn là:
-
Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại.
-
Không vệ sinh mũi thường xuyên.
-
Ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
-
Bổ sung lượng nước cho cơ thể không đủ.
2. Ngạt mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài không giảm, kèm theo các dấu hiệu sau thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
Lúc này, can thiệp y tế là điều cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của bạn.
Nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài không giảm, kèm theo các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bạn nên đi khám
3. Hướng dẫn cách chữa ngạt mũi tại nhà hiệu quả
Nếu ngạt mũi do bệnh lý, cần điều trị bệnh lý thì mới giảm tình trạng ngạt mũi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách chữa ngạt mũi sau tại nhà để giảm sự khó chịu của triệu chứng này.
3.1. Massage
Đây là cách đơn giản nhất để giảm sự khó chịu của ngạt mũi. Cách làm như sau:
-
Massage điểm giữa lông mày giúp giảm áp lực xoang và ngăn ngừa tình trạng niêm mạc bị khô.
-
Để việc hỉ mũi dễ dàng hơn, bạn có thể day, massage hai bên cánh mũi.
-
Để hỗ trợ giảm sưng các mao mạch, bạn có thể massage điểm giữa môi trên và mũi. Khi mao mạch bớt sưng, đường thở sẽ thông thoáng hơn, giảm tình trạng ngạt mũi hiệu quả.
3.2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, tốt nhất là nước muối ấm để tăng hiệu quả. Việc nhỏ nước muối vào mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, tăng độ ẩm cho xoang và giảm viêm cách mạch máu ở mũi, từ đó triệu chứng ngạt mũi cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
3.3. Xông hơi
Xông hơi sẽ giúp dịch nhầy trong xoang loãng hơn, đồng thời giảm viêm. Cách làm rất đơn giản như sau:
-
Chuẩn bị một chậu nước nóng, để tăng thêm hiệu quả bạn có thể cho thêm sả, gừng, lá tía tô,...
-
Trùm kín đầu bằng khăn để cơ thể hít hơi nóng được nhiều hơn.
-
Xông trong khoảng 15 phút và mỗi tuần xông khoảng 3 lần.
Kiên trì đều đặn theo cách này, tình trạng ngạt mũi của bạn sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, bạn cần chú ý để không bị bỏng khi xông hơi.
3.4. Dùng khăn ấm
Cách này thực hiện rất đơn giản:
-
Dùng khăn sạch nhúng vào nước nóng. Có thể cho thêm sả, gừng, tía tô,... vào nước nóng để tăng hiệu quả.
-
Vắt khô khăn và đắp lên vùng sống mũi.
-
Khi khăn hết nóng, tiếp tục làm lại thao tác trên trong vòng 5 - 6 lần và thực hiện hàng ngày.
3.5. Uống nhiều nước
Việc bổ sung đủ lượng nước trong cơ thể sẽ giúp dịch nhầy trong mũi loãng hơn, từ đó dễ dàng tống chúng ra ngoài bằng động tác hỉ mũi. Ngoài ra, cơ thể đủ nước cũng sẽ làm giảm áp lực xoang và giảm kích ứng ở mũi. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép hoa quả, nước ép rau củ.
3.6. Hỗ trợ chữa ngạt mũi bằng thảo dược
Các thảo dược hỗ trợ chữa ngạt mũi hiệu quả có thể kể đến là:
Gừng
Gừng có tính ấm và được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giảm tình trạng ngạt mũi. Bạn chỉ cần pha một vài lát gừng với nước nóng, để dễ uống hơn có thể cho thêm chú mật ong là đã có ly trà gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe.
Gừng có tính ấm và được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giảm tình trạng ngạt mũi
Bạc hà
Một ly nước ép bạc hà hoặc cho lá bạc hà vào nước nóng cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng ngạt mũi nhanh chóng.
Tỏi
Trong tỏi rất dồi dào hàm lượng allicin và scordinin, do đó, tỏi thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp cũng như chứng ngạt mũi. Bạn có thể ăn các món ăn có tỏi như rau xào tỏi hoặc uống tỏi mật ong.
Nếu tình trạng ngạt mũi nặng, do bệnh lý thì cần sử dụng đến thuốc để điều trị. Chú ý cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Để được thăm khám và chữa ngạt mũi tại MEDLATEC, bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch trước, giảm thời gian chờ đợi.