Tết là dịp để sum vầy, đoàn viên cùng gia đình, bạn bè nên không thể tránh khỏi tiệc tùng, cỗ bàn khiến cơ thể mệt mỏi. Để bắt đầu công việc trong năm mới thật suôn sẻ sau kỳ nghỉ lễ, bạn nên đo ngay các chỉ số sức khỏe này.
11/01/2020 | Xét nghiệm BUN giúp đánh giá chức năng gan và thận 11/01/2020 | Xét nghiệm ALP giúp chẩn đoán các bệnh về xương và gan 11/01/2020 | Viêm gan B có nguy hiểm không? Liệu có ảnh hưởng đến tính mạng? 10/01/2020 | Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm gan E
Những bệnh thường gặp sau dịp Tết
Những ngày trong dịp này thường liên hoan tiệc tùng cuối năm, ăn uống thất thường với mật độ dày đặc làm cơ thể “quá tải”. Chính điều đó đã khiến các bệnh như: bệnh gan, mỡ máu, tiểu đường,…trở nên nặng hơn.
Chỉ số mỡ máu có thể tăng sau Tết nếu bạn ăn uống không hợp lý
Vậy làm thế nào để bắt đầu công việc sau kỳ nghỉ mà không gặp “sự cố” sức khỏe bất ngờ? Một trong những biện pháp kiểm soát sức khỏe tốt là kiểm tra sức khỏe.
Những chỉ số quan trọng cần kiểm tra sau Tết
Để kiểm soát tốt các bệnh gan, mỡ máu, tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra các chỉ số sau:
- Xét nghiệm đường máu (Glucose): Kiểm tra mức đường huyết tại thời điểm lấy máu. Chỉ số này tăng cao sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường.
- Xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol): Đo lượng chất béo có trong máu. Chỉ số này nếu tăng cao sẽ có nguy cơ mắc cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,…
- Xét nghiệm men gan (AST, ALT): Đánh giá được mức độ tổn thương của gan. Nếu nồng độ này tăng cao cho thấy mức độ tổn thương của gan ngày càng nghiêm trọng có nguy cơ mắc xơ gan và ung thư gan.
Đường máu, mỡ máu, men gan là 3 chỉ số cần được kiểm tra sau Tết
Ai nên kiểm tra những chỉ số trên
Tuy nhiên, không phải ai cũng cần kiểm tra các chỉ số này, đối với những người có nguy cơ cao, bác sĩ khuyên nên thực hiện đo lường các chỉ số trên:
- Người đã có tiền sử bệnh, đang mắc bệnh hay đang điều trị bệnh;
- Những người có cảm giác mệt mỏi; ăn không ngon miệng; Buồn nôn, nôn; Đau bụng vùng mạng sườn phải; Vàng da; Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt; Ngứa.
- Người có tiền sử tiếp xúc với người nhiễm virus viêm gan;
- Người nghiện rượu nặng;
- Cá nhân có gia đình có tiền sử bệnh gan;
- Người điều trị bệnh đang dùng thuốc lâu dài;
- Người thừa cân, ít vận động thể lực đang điều trị đái tháo đường;
- Những người trong gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột);
- Những người bị tăng huyết áp;
- Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Cơ thể mệt mỏi, vàng da, vàng mắt chán ăn là dấu hiệu ban đầu của bệnh
Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm máu
Trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm, để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm tối thiểu 2 tiếng;
- Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng;
- Không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác nhất;
- Hạn chế vận động trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm;
- Không nên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho thầy thuốc.
Để có kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, bạn nên nhịn ăn 2 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm
Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp Tết dương lịch và đón xuân Canh Tý năm 2020 - MEDLATEC tặng ngay Voucher miễn phí sử dụng dịch vụ với hóa đơn trên 300K.
- Thẻ quà tặng miễn phí các xét nghiệm: Đường máu (Glucose), Mỡ máu (Cholesterol) và Men gan (AST, ALT) trị giá lên đến 200K.
- Hạn sử dụng thẻ: Từ 15/12/2019 - 31/03/2020.
- Địa điểm áp dụng: Tất cả cơ sở khám chữa bệnh của MEDLATEC và dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656.
|