Với sự phát triển của y học, các phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh ra đời, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe của trẻ nhỏ. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của những phát minh kể trên. Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, chúng ta nên nắm được ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào các mốc thời gian quan trọng.
23/04/2021 | Góc giải đáp: Thời điểm nào tốt nhất để xét nghiệm sàng lọc trước sinh 11/12/2020 | Sàng lọc trước sinh - Giải pháp vàng tránh xa dị tật, nên làm khi nào? 29/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc trước sinh - những đối tượng nên thực hiện? 29/07/2020 | Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến nhất hiện nay
1. Tại sao cần sàng lọc trước sinh và sơ sinh?
Chắc hẳn khá nhiều bạn thắc mắc tại sao chúng ta nên đi sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho trẻ? Trên thực tế, có khoảng 2% em bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh hoặc mắc các hội chứng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra do hiện tượng rối loạn nhiễm sắc thể, rối loạn gen hoặc chuyển hóa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé từ khi sinh ra.
Tại sao mẹ bầu nên đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh?
Đặc biệt, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai lệch di truyền ở thai nhi, hầu hết là các tác động từ bên ngoài mà chúng ta không hề hay biết. Ví dụ có thể kể đến như: mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ, thường xuyên làm việc, sinh sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm, độc hại.
Chính vì thế các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu và đi sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Có thể nói ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh là rất quan trọng đối với em bé, cha mẹ và toàn xã hội.
Thực tế hiện nay cho thấy nhiều người chưa thực sự quan tâm tới việc xét nghiệm sàng lọc cho thai nhi. Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 30% trẻ em sinh ra đã được sàng lọc.
2. Sàng lọc trước sinh và những điều bạn nên biết
2.1. Sàng lọc trước sinh là gì?
Các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu nên tìm hiểu và đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Bởi vì phương pháp này hỗ trợ phát hiện nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời cha mẹ có sự chuẩn bị trước về tinh thần trước khi em bé chào đời.
Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc các hội chứng nghiêm trọng
Nhờ sàng lọc trước sinh, chúng ta có thể phát hiện nguy cơ trẻ bị mắc hội chứng Down, Patau hoặc hội chứng Edward,… Những vấn đề trên xảy ra do tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi, chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Như vậy không thể phủ nhận ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh đối với việc cải thiện sức khỏe cho thai nhi.
2.2. Khi nào mẹ bầu nên đi sàng lọc trước sinh
Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm khi tìm hiểu về xét nghiệm sàng lọc trước sinh đó là các mốc thời gian quan trọng nên đi xét nghiệm. Việc lựa chọn thời điểm xét nghiệm có ý nghĩa vô cùng lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả.
Đối với xét nghiệm sàng lọc trước sinh, ba mốc quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ qua đó là tuần thai thứ 9, tuần thứ 11 - 13 của thai kỳ, giai đoạn thai nhi phát triển được 15 - 20 tuần. Tùy từng thời điểm và mục đích theo dõi, các bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn các phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất.
Bác sĩ sẽ gợi ý các hình thức xét nghiệm sàng lọc phù hợp
Ví dụ như: tuần thứ 9 thực hiện xét nghiệm NIPT, trong giai đoạn tuần 11 - 13 của thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT, Double Test, xét nghiệm sàng lọc tan máu bẩm sinh Thalassemia hoặc siêu âm đo độ mờ da gáy nhằm phát hiện các vấn đề bất thường của thai nhi.
Kể từ tuần 15 - 20 của thai kỳ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn đi xét nghiệm Triple Test hoặc siêu âm sàng lọc hình thái thai nhi. Đây là một trong những mốc cực kỳ quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý.
Trong khi tìm hiểu về ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nhiều bạn thắc mắc không biết phương pháp sàng lọc sơ sinh được thực hiện khi nào, nhằm mục đích gì?
Đúng như tên gọi, sàng lọc sơ sinh được thực hiện khi em bé chào đời, hỗ trợ phát hiện kịp thời các vấn đề rối loạn bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền. Một số vấn đề nguy hiểm trẻ sơ sinh có thể phải đối mặt là: suy giáp bẩm sinh,…
Để phát hiện các vấn đề kể trên, trẻ sơ sinh sẽ được kiểm tra hình thể, xét nghiệm mẫu máu gót chân. Sàng lọc sơ sinh là việc làm cực kỳ cần thiết, đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là trong những năm đầu đời. Rất nhiều trường hợp do không phát hiện các vấn đề rối loạn bẩm sinh, di truyền sớm đã tử vong khi còn rất nhỏ.
Sàng lọc cho trẻ sơ sinh là điều không nên bỏ qua
4. Những ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Sau khi tìm hiểu về các phương pháp sàng lọc, chắc hẳn chúng ta đã phần nào hiểu hơn về ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Đầu tiên, việc sàng lọc có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Nhờ sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh, mắc các hội chứng nghiêm trọng có xu hướng giảm. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của trẻ nhỏ khi chào đời, ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu trong tương lai. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ tìm hiểu và đi xét nghiệm sàng lọc trong các mốc quan trọng.
Các bậc phụ huynh là người luôn mong muốn em bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Khi đi sàng lọc trước sinh, sơ sinh, họ có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh và lên kế hoạch chăm sóc cho bé từ sớm. Trong những tình huống xấu, cha mẹ có thể chuẩn bị tinh thần tốt nhất.
Đặc biệt việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh cũng đóng vai trò quan trọng đối với xã hội. Sàng lọc giúp tăng chất lượng sức khỏe dân số, giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh.
Các bác sĩ khẳng định ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh là rất quan trọng
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ và đi sàng lọc vào các mốc thời gian quan trọng trong thai kỳ và sau khi sinh bé. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.