Mẹ cần biết: nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu | Medlatec

Mẹ cần biết: nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu

Làm mẹ ai cũng muốn con mình được bú sữa mẹ ngay từ những giây phút đầu đời. Cũng vì mong muốn ấy mà sau khi sinh không có sữa khiến các mẹ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu, bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm được lý do để biết cách gọi sữa về.


28/10/2021 | Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ theo chuẩn khoa học
24/09/2021 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh

1. Lý giải khoa học hiện tượng không có sữa cho con bú

Không có sữa cho con bú được hiểu là bầu ngực của mẹ không có sữa tiết ra để cho con bú mặc dù con đã bú rất nhiều và rất lâu nhưng sữa vẫn không ra. Hiện tượng này được lý giải một cách khoa học là do sự thiếu hụt của hai hormone: Prolactin tạo sữa và Oxytocin tiết sữa. 

không có sữa cho con bú là do đâu

Sau khi sinh, một số mẹ dù đã cho con bú rất nhiều nhưng vẫn không có sữa

Trong quá trình mang thai, sữa đã được sản xuất và lưu trữ dần ở các nang sữa từ bầu ngực người mẹ. Sữa sẽ tiết ra khỏi bầu ngực khi con chào đời và bú mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ không có sữa thì tức là hai hormone này không được sản sinh hoặc sản sinh ít nên tuyến sữa trong bầu ngực mẹ không thể thực hiện hết được chức năng của mình.

Ngoài ra, một số trường hợp mất sữa ngay sau khi sinh là do chưa hoàn chỉnh cơ chế tạo sữa và quy trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng. Điều này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sinh non. Sự chào đời đổi đột ngột của em bé không theo đúng thời gian dự sinh khiến cho lượng sữa giảm sút và dần dần bị mất đi sau khi sinh. 

2. Mẹ không có sữa cho con bú là do đâu

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ trong một năm đầu đời. Vì thế khi bị mất sữa mẹ cho con, tâm lý chung của các mẹ đều là hoang mang, lo lắng, thương con,... Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu? Những tác nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu gồm:

2.1. Mất máu quá nhiều và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở

Nếu quá trình sinh nở của mẹ diễn ra khó khăn, mẹ phải sinh mổ, bị băng huyết, chuyển dạ kéo dài,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Đây chính là lý do làm mẹ không có sữa cho con bú sau khi sinh. Đặc biệt, nếu khi sinh mẹ bị mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên nên không còn khả năng kích hoạt tiết sữa. 

Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh

Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh

Ngoài ra, khi sinh một số mẹ phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,... cũng là nguyên nhân làm trì hoãn sự bắt đầu đầu của quá trình tiết sữa sau sinh. Một lý do nữa không thể không nhắc đến là mẹ sinh non làm cho các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian để phát triển nên sau sinh không có sữa.

2.2. Căng thẳng trong thời gian dài

Sau khi sinh tâm lý của phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi, nếu trải qua một quá trình sinh nở đau đớn, cuộc sống quá bận bịu, con quấy khóc đêm thường xuyên, công việc chịu áp lực nhiều,... thì sẽ khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Chính những yếu tố ấy tác động vào làm cho cơ thể của mẹ không thể tiết sữa. 

Ngoài ra, áp lực đến từ việc lo lắng không có sữa cho con bú là do đâu tạo cho người mẹ tâm lý bất an, căng thẳng. Nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho mẹ ngày càng ít sữa và thậm chí còn mất sữa vĩnh viễn.

2.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố mất cân bằng có thể do vấn đề về tuyến giáp nhưng hệ lụy của nó lại chính là lượng sữa tiết ra ít hoặc sau sinh không có sữa. Mặt khác, sự phát triển của tuyến vú và khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan mật thiết tới hormone estrogen và progesterone. 

Quá trình sản xuất sữa khi mang thai chịu tác động bởi yếu tố prolactin còn quá trình chảy của dòng sữa qua ống dẫn tuyến vú lại chịu tác động của oxytocin. Nếu những hormone này thiếu đi vì một lý do nào đó thì quá trình sản xuất sữa mẹ cũng sẽ bị tác động.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thảo dược nếu dùng trước hoặc sau sinh có thể cản trở việc sản xuất sữa mẹ. Điển hình như thuốc giảm đau khi chuyển dạ làm trì hoãn việc tiết và không có sữa sau sinh; dùng thuốc tránh thai sau sinh gây ức chế hormone Prolactin sản xuất sữa; một số loại lá như bạc hà, mùi tây, kinh giới,... có thể gây ức chế việc tiết sữa.

2.5. Lối sống và môi trường

Nếu mẹ chưa biết không có sữa cho con bú là do đâu thì cũng nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống của mình. Những người mẹ duy trì chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, vận động ít, sử dụng chất kích thích,... sẽ ít hoặc thậm chí không có sữa vì những yếu tố này tác động làm cho quá trình sản xuất sữa bị ảnh hưởng.

Nên khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác không có sữa cho con bú là do đâu nếu quá 1 tuần không thấy sữa về

Nên khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác không có sữa cho con bú là do đâu nếu quá 1 tuần không thấy sữa về

Ngoài ra, mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, không khí,... thì việc sản xuất sữa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, mẹ nên hạn chế đến nơi đông người hay nơi ô nhiễm môi trường, tránh xa thực phẩm bẩn hoặc bị ôi thiu,...

2.6. Bị sót nhau thai

Nhiều trường hợp đi tìm nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu một thời gian rất dài mới phát hiện ra bị sót nhau thai trong tử cung. Tình trạng này làm kích hoạt quá trình giải phóng progesterone và estrogen từ đó ngăn chặn quá trình tiết sữa sau sinh bắt đầu. Không những thế, sót nhau thai còn khiến cho người mẹ bị tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu và mất sữa.

2.7. Tiểu đường thai kỳ

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh cũng rất dễ không có sữa cho con bú. Điều này được giải thích do Insulin được xem là một hormone quan trọng đối với quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì nồng độ insulin sẽ dao động và ảnh hưởng đến sự bắt khởi đầu của quá trình tiết sữa.

2.8. Một số yếu tố khác

- Mẹ sinh con khi tuổi tác đã cao thì cơ thể cũng tiết sữa chậm và ít hơn, có trường hợp còn không có sữa cho con bú.

- Cho con bú sai tư thế, sai khớp ngậm ảnh hưởng đến phản xạ tiết hormone sản xuất sữa mẹ là Prolactin đồng thời tác động xấu tới phản xạ tiết hormone bài xuất sữa mẹ. Nếu những việc này được diễn ra đúng thì mẹ sẽ không còn phải băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu nữa vì khi ấy phản xạ xuống sữa mẹ đã được kích thích rất hiệu quả rồi.

3. Gợi ý mẹ cách gọi sữa về cho bé

Thường thì ngay trong quá trình mang bầu, sữa non đã được trữ sẵn trong bầu vú mẹ và trong vòng 40 giờ - 5 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về. Nếu sau sinh khoảng thời gian đó mà mẹ không thấy sữa về cho con bú thì có thể tham khảo một số biện pháp sau:

- Cho con bú hoặc vắt sữa

Cho con bú ngay sau khi sinh hoặc vắt sữa từ vài giờ đầu sau sinh sẽ kích thích cơ thể tiết sữa. Đặc biệt, nếu sữa càng lâu về thì mẹ càng nên cho con bú thường xuyên hoặc cách 1 - 2 giờ hãy vắt sữa để thúc cho sữa mẹ nhanh về hơn.

- Da kề da

Liệu pháp da kề da vừa giúp cải thiện hệ hô hấp cho trẻ vừa kích thích quá trình việc tiết sữa nhanh chóng diễn ra hơn.

- Chườm ấm và massage ngực

Massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn từ bên trong ra đến núm vú kết hợp với việc dùng khăn mềm nhúng nước nóng rồi vắt ráo và chườm ấm bầu ngực cũng là biện pháp không nên bỏ qua. Cách làm này không chỉ giúp sữa dễ chảy ra hơn mà còn giúp cho bé nhanh chóng có được khớp ngậm đúng để sữa nhanh về.

- Bú đúng khớp ngậm và tư thế

Tìm hiểu tư thế bế bé và khớp ngậm đúng là việc mẹ nên làm khi đang băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu. Nếu làm đúng những thao tác này tức là mẹ đang giúp cho tuyến sữa được kích thích để nhanh về hơn. Đặc biệt, sau khi bé bú thường chưa hết sữa, nếu mẹ dùng máy hút sữa cạn hết thì sau mỗi cữ bú sữa cũng về nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã tháo gỡ được khúc mắc không có sữa cho con bú là do đâu để giúp các mẹ tìm được cách gọi sữa về cho con. Nếu đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ trên mà không đạt hiệu quả, mẹ nên tìm đến bác sĩ sữa mẹ hoặc tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chính xác.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp