Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong một ngày. Điều này càng đúng hơn đối với những phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều thay đổi, khiến chị em mệt mỏi và chán ăn, một số mẹ bầu còn bỏ bữa sáng. Vậy mẹ bầu bỏ bữa sáng gây ra những ảnh hưởng gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
24/06/2021 | Những xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu không nên bỏ qua
1. Mẹ bầu bỏ bữa sáng gây ra những vấn đề sức khỏe như thế nào?
1.1. Hạ đường huyết, gây sảy thai
Khi mang thai, mẹ bầu thường yếu hơn bình thường, đặc biệt là 3 tháng đầu - Đây cũng là giai đoạn rất nhạy cảm. Nếu bỏ bữa sáng, chị em sẽ rất dễ bị hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thậm chỉ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu bỏ bữa sáng khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị hạ đường huyết
1.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa
Khi mẹ bầu bỏ bữa sáng và đợi đến trưa mới ăn, đồng nghĩa với việc chị em đã để dạ dày trống rỗng trong một khoảng thời gian dài (suốt một đêm đến buổi trưa). Khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài dẫn đến tình trạng tăng tiết axit trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.
1.3. Mẹ bầu mệt mỏi và thiếu tập trung
Bữa sáng rất quan trọng, giúp cơ thể duy trì hoạt động trong suốt cả ngày dài, đồng thời cũng là nguồn cung cấp năng lượng để não bộ của chúng ta hoạt động tốt hơn. Vì thế, nếu mẹ bầu không ăn sáng đầy đủ, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và rất khó khăn khi tập trung, phản ứng chậm vì thiếu lượng đường trong máu.
1.4. Làm tăng nguy cơ táo bón
Mẹ bầu không ăn bữa sáng cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón do rối loạn phản xạ đường tiêu hóa. Ngược lại, nếu ăn bữa sáng đầy đủ, cơ thể sẽ phản xạ tiêu hóa rất tốt, thúc đẩy nhu động ruột.
Bỏ bữa sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
1.5. Ảnh hưởng đến thai nhi
Qua một đêm, cơ thể đã tiêu hao năng lượng và cần được bổ sung thêm dinh dưỡng để duy trì các hoạt động cho một ngày mới. Nếu không ăn sáng, mẹ bầu sẽ không thể có đủ dưỡng chất cho bản thân và để nuôi dưỡng thai nhi.
Khi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thai nhi sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Những dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai
Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình mang thai:
Mẹ bầu nên bổ sung chất xơ để giúp giảm cholesterol, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ còn giúp mẹ có cảm giác no lâu và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một số loại rau củ quả mẹ bầu nên bổ sung trong bữa ăn như rau bina, cà chua, việt quất, dâu tây,…
Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Chất đạm: Đây là dưỡng chất không thể thiếu trong những bữa ăn của bà bầu. Mẹ cũng cần bổ sung chất đạm để từ đó bổ sung những axit amin cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài các loại thịt, mẹ có thể bổ sung thêm pho-mát, trứng, bơ đậu phộng,… để bữa ăn thêm đa dạng, kích thích khẩu vị.
Canxi: Mẹ bầu cần lượng canxi nhiều hơn người bình thường. Bổ sung canxi hợp lý cũng là cách để giúp xương của bé phát triển chắc khỏe ngay từ khi trong bụng mẹ. Mẹ nên uống sữa, ăn sữa chua, hạnh nhân, tăng cường uống nước cam, bổ sung thêm cải bó xôi,… và nhiều loại thực phẩm giàu canxi khác trong bữa ăn mỗi ngày.
Các loại ngũ cốc: Những loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B giúp bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm chứa nhiều sắt, chất xơ và nhiều loại khoáng chất, rất tốt với sức khỏe bà bầu.
Sắt: Thời gian mang thai, cơ thể cần nhiều sắt hơn bình thường. Bạn có thể bổ sung qua các loại thực phẩm như trái cây khô, trứng, bột yến mạch, thịt bò,… Trong trường hợp cần bổ sung sắt bằng viên uống, thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung một cách hợp lý nhất. Tránh bổ sung quá nhiều dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Một số loại thực phẩm, thức uống cần tránh khi mang thai
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, mẹ cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm sau:
Cà phê: Thay vì uống cà phê, mẹ bầu nên lựa chọn các loại trà thảo mộc, chẳng hạn như trà hoa hồng, trà hoa cúc.
Sữa chưa tiệt trùng: Loại sữa này có thể chứa những vi khuẩn có hại cho sức khỏe, trong đó có vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này có thể gây hại trong thời kỳ mang thai, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ sảy thai và nhiều biến chứng khi sinh. Ngoài ra, hải sản hun khói cũng có thể chứa vi khuẩn listeria mà mẹ bầu nên tránh xa.
Nên lựa chọn bữa ăn sáng lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
Thức ăn có đường: Để hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn đường và những thực phẩm ngọt chẳng hạn như các loại bánh ngọt, bánh rán, những loại trái cây nhiều đường,…
Trứng sống: Trứng rất tốt cho mẹ bầu nhưng nó chỉ tốt khi được chế biến chín hoàn toàn. Mẹ bầu cần tránh ăn trứng sống vì nó có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sức khỏe.
3. Một số lưu ý về bữa sáng dành cho bà bầu
Mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để có một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe:
-
Bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo thực phẩm còn tươi nguyên, vẫn giữ được dưỡng chất quan trọng.
-
Nếu nghi ngờ thực phẩm có vấn đề, không an toàn, chẳng hạn như xuất hiện nấm mốc,… bạn nên loại bỏ ngay lập tức.
-
Nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
-
Nên ăn những thực phẩm dạng lỏng trước, thực phẩm dạng rắn, để dạ dày của bạn tiêu hóa một cách thoải mái nhất và giúp bạn cảm thấy dễ ăn, ngon miệng hơn.
Đặc biệt, dù bất cứ lý do gì, mẹ bầu cũng không nên bỏ bữa sáng hoặc bất cứ bữa ăn nào trong ngày để đảm bảo có một nguồn năng lượng dinh dưỡng tốt nhất cho bản thân và thai nhi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về những nguy cơ sức khỏe nếu mẹ bầu bỏ bữa sáng. Nếu bạn đang mang thai và cần tư vấn, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.