Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? | Medlatec

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Ổi là loại trái cây nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng thích hợp để có thể ăn được loại quả này. Vậy những người bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Nếu có thì cần lưu ý những gì khi ăn ổi?


12/03/2021 | Tại sao phụ nữ mang thai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
05/09/2020 | Mức độ nguy hiểm của hiện tượng tiểu đường thai kỳ
22/07/2020 | Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không và cần lưu ý gì?

1. Các chất dinh dưỡng từ trái ổi có tác dụng gì?

Tăng cường hệ miễn dịch:

Ít ai ngờ rằng trong một quả ổi chứa một hàm lượng vitamin C lớn gấp đôi một quả cam. Đây là loại vitamin rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và có công dụng kháng khuẩn rất tốt. 

Tốt cho hệ tim mạch:

Bên cạnh vitamin C, ổi còn chứa các loại khoáng chất và vitamin khác rất tốt cho sức khỏe như: vitamin A, mangan, đồng, kali, folate và chất xơ. Ngoài ra ổi có khá ít chất béo bão hòa, lượng natri và cholesterol thấp nên có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. 

 

Ổi là một loại quả thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao

Ổi là một loại quả thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao

Giảm cân:

Ổi chính là “chân ái" dành cho những ai đã và đang trong quá trình giảm cân bởi vì mỗi trái ổi chỉ chứa khoảng 37% calo và cung cấp đến 12% lượng chất xơ được khuyến cáo nên tiêu thụ mỗi ngày. Vì thế ăn ổi sẽ giúp no lâu mà cơ thể không bị nạp vào quá nhiều calo.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư:

Nghiên cứu thử nghiệm trên động vật đã cho thấy chiết xuất từ ổi có khả năng ngăn cản sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư do trong ổi có chứa chất chống oxy hóa cao. Chính chất này sẽ giúp cho các tế bào tránh bị tổn thương do các gốc tự do gây nên.

2. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn ổi được nhưng chỉ nên ăn với một số lượng vừa phải. Tuy nhiên trong ổi có chứa chất tanin không tốt cho hệ tiêu hóa khiến cho mẹ bầu dễ bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón, có thể bị chán ăn nên không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Mặc dù vậy cũng không thể phụ nhận được ích lợi của trái ổi trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ:

Giảm tình trạng kháng insulin ở người bệnh:

Các nhà khoa học phân tích rằng chiết xuất men protein tyrosine phosphatase 1B từ lá ổi và quả ổi giúp giảm tính kháng insulin ở những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2. Do đó ổi có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Chỉ số tải đường huyết của ổi khá thấp: 

Theo chuyên gia dinh dưỡng - Tiến sĩ Jonny Bowden cho hay: trong thực đơn dinh dưỡng của những bệnh nhân tiểu đường, bên cạnh chú ý tới chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index) thì cũng cần phải chú trọng tới tải lượng đường huyết ở thực phẩm đó là chỉ số GL (Glycemic Load).

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Có vì tải đường của ổi khá thấp

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? Có vì tải đường của ổi khá thấp

Điều đặc biệt là người bị đái tháo đường có thể tiêu thụ những thực phẩm có chỉ số GI cao nhưng chỉ số GL của thực phẩm đó lại thấp. Ví dụ ổi có GI = 78 nhưng chỉ số GL trong 100g ổi chỉ chiếm 4/40 nên những người bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể thưởng thức loại quả này.

Ổi giúp hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao sau khi ăn:

Như ở trên chúng tôi đã đề cập, trong ổi chứa rất nhiều chất xơ, cứ trong 100g ổi thì chất xơ chiếm khoảng 6g nên sẽ giúp hạn chế sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu sau khi ăn, giảm sự hấp thu cholesterol. Do vậy, những người bị tiểu đường, đặc biệt là mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thỉnh thoảng nên cho ổi vào trong danh sách thực phẩm cần ăn để kiểm soát tốt đường huyết.

3. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 

Mặc dù tiểu đường thai kỳ có thể ăn được ổi nhưng người bệnh cũng cần biết tiêu thụ loại quả này đúng cách:

  • Nên gọt vỏ ổi trước khi ăn: tuy rằng trong ổi chứa nhiều chất Tanin giúp chống oxy hóa rất tốt nhưng lại khiến mẹ bầu dễ bị táo bón. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn thực phẩm thì tốt nhất là mọi người hãy gọt vỏ sạch sẽ trước khi sử dụng;

  • Không nên ăn quá nhiều ổi: chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g ổi chín mỗi lần (khoảng 2 quả ổi nhỏ). Có thể ăn 2 lần/ngày vào bữa phụ, mỗi lần cách nhau ít nhất 6h, không ăn ngay sau bữa chính;

  • Không nên uống nước ép ổi: chất xơ của ổi tồn tại chủ yếu trong thịt quả nên nếu chỉ uống nước ép mà không ăn cả quả sẽ dễ khiến lượng đường gia tăng;

  • Biết cách chọn ổi: nên lựa chọn những trái ổi chín, không bị dập nát, không nên ăn những quả còn non và bị xanh. Trước khi ăn cần rửa sạch, sau đó ngâm nước muối và loại bỏ vỏ. Bên cạnh quả ổi, bạn cũng có thể lấy lá ổi đun với nước uống hàng ngày vì điều này giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

4. Những loại trái cây tốt cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ 

  • Kiwi: loại quả này rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic phòng ngừa khả năng dị tật bào thai. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra Kiwi còn là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, kali dồi dào đồng thời chứa lượng carbohydrate rất thấp giúp cân bằng lượng đường trong máu;

  • Trái cây họ nhà cam: cam, quýt, bưởi là những loại quả được các mẹ bầu ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng mà chúng đem lại. Trong những loại quả này chứa nhiều vitamin A, C, B9, chất xơ, các khoáng chất như kali, canxi, axit folic,... hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư, giúp lợi tiểu và giải độc. Không chỉ có vậy, những loại trái cây này còn giúp hạn chế nguy cơ dị dạng, khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi và tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo xương chắc khỏe, ổn định đường huyết cho cả mẹ và bé;

  • Táo: tương tự như họ nhà cam và kiwi, táo cung cấp vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa cho cơ thể, giảm thiểu khả năng bị tiểu đường thai kỳ thấp hơn tới 28% so với những người không ăn táo;

  • Bơ: không những có hương vị thơm ngon mà trái bơ còn chứa lượng carbohydrate khá thấp, hàm lượng chất xơ cao nên là lựa chọn hàng đầu của các thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ;

  • Lựu: lựu là loại quả có nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cholesterol, phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh động mạch vành, tim mạch, cao huyết áp,... 

 

Mẹ bầu nên lựa chọn những loại hoa quả phù hợp để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên lựa chọn những loại hoa quả phù hợp để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Như vậy, đối với thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không thì câu trả lời là có thể ăn được nhưng mẹ bầu cần tiêu thụ với số lượng hợp lý để tránh bị táo bón trong thời kỳ mang thai.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị khám chữa bệnh uy tín được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn nhờ quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp kết quả chẩn đoán được chính xác hơn.

Để được giải đáp các vấn đề liên quan tới bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý khác, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của chúng tôi.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp